Kiến thức Tài chính kế toán Tham gia hiệp định TPP Việt Nam sẽ có điều kiện tái...

Tham gia hiệp định TPP Việt Nam sẽ có điều kiện tái cơ cấu nền kinh tế

12
Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang bước vào giai đoạn cuối. 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa.

Không thể phủ nhận cơ hội chính của nền kinh tế Việt Nam khi tham gia TPP là có đủ điều kiện để cải thiện cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu. Theo số liệu thống kê, hiện nay trên 60% kim ngạch thương mại của Việt Nam xuất phát từ khu vực Đông á. Nếu tính riêng xuất khẩu thì trên 50% đi vào khu vực Đông á, còn nhập khẩu cũng có trên 70% đến từ khu vực Đông á (Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc). Sở dĩ kim ngạch nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng lớn từ các quốc gia này là do Việt Nam đã ký các hiệp định tự do với các nước trong khu vực Đông á, nên khi mở cửa thị trường với họ, tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ các quốc gia này sẽ ngày càng tăng.
Tuy nhiên, trong thương mại việc phụ thuộc quá mức vào một khu vực hay thị trường nào đó, luôn tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Bằng chứng là cuộc khủng hoảng tài chính Đông á nổ ra vào năm 1997 thì ngay năm 1998, xuất khẩu Việt Nam chỉ tăng trưởng 0,2% – thấp nhất từ xưa tới nay. Vì thế, một trong những mục tiêu chiến lược của chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam là cố gắng đa dạng hóa bạn hàng để tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường. Chính vì vậy, hiện nay Việt Nam đang đàm phán TPP, FTA với EU, với Liên minh thuế quan gồm Nga, Belarus, Kazakhtan để tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định. 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Lợi ích lớn nữa đối với Việt Nam khi tham gia TPP xuất phát từ danh sách các thành viên tham gia hiệp định này. Bởi khi có các tên tuổi như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada… thì việc đưa thuế về 0% sẽ tạo ra các cơ hội mới cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn này. Đây là “cú hích” mới cho xuất khẩu của Việt Nam khi có TPP, sản xuất trong khu vực sẽ được cơ cấu lại, tạo thành một chuỗi nhằm tận dụng hàng rào thuế quan bằng 0% và khi các nước di chuyển sản xuất, chúng ta cũng có cơ hội tham gia vào các chuỗi sản xuất trong khu vực. Đơn cử như, nếu thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu thuốc lá về 0% hay thuế nhập khẩu nguyên phụ tùng ôtô về mức 0% thì lập tức sản xuất phụ tùng ôtô sẽ dịch chuyển, trong đó Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích của chuỗi dây chuyền cung ứng trong khu vực.
Thêm nữa, TPP còn giúp nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng, nguồn lực kinh tế sẽ được “nắn” lại để trở nên hiệu quả hơn. Khi tham gia TPP, bắt buộc Việt Nam phải hoàn thiện môi trường thể chế, tăng tính hấp dẫn đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tạo năng lực sản xuất mới và tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, thách thức khi tham gia TPP cũng khá lớn khi bán các sản phẩm Made in Việt Nam phải cạnh tranh, bình đẳng với hàng hóa nước ngoài, nhất là phải đáp ứng các điều kiện về nguồn gốc nguyên liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật… Mặt khác, Việt Nam còn phải đối mặt với thách thức điều chỉnh hệ thống pháp luật, sức ép điều chỉnh tư duy và năng lực quản lý đảm bảo tương thích với quy định TPP.
Nhưng dù thế nào thì tham gia hiệp định TPP vẫn là cơ hội phát triển lớn cho nền kinh tế Việt Nam, bởi không chỉ mang lại các giá trị đong đếm được về thương mại, mà còn là động lực, là cú hích để Việt Nam tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng cho nền kinh tế vốn đang còn nhiều hạn chế.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không