Kiến thức Tuyển dụng Chia sẻ cách viết CV dành cho những ứng viên hay “nhảy...

Chia sẻ cách viết CV dành cho những ứng viên hay “nhảy việc”

7
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamĐiều quan trọng nhất cần lưu ý khi chuẩn bị CV là phải tập trung vào kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng bạn có, phù hợp với vị trí ứng tuyển, chứ không cần phải ôm đồm tất cả những gì đã từng làm vào CV, vừa dài dòng, lan man và kém hiệu quả.
Trước kia, ứng viên thường tìm việc theo đúng chuyên ngành đã học, ít nhất là cũng làm việc trong ngành này một vài năm rồi mới chuyển sang một lĩnh vực khác. Bởi đa phần, người ta lo sợ những công việc trái ngành sẽ không phù hợp với khả năng, kiến thức họ có.
Các chuyên gia tư vấn cho rằng, những ứng viên đã từng nhảy việc nhiều lần nên biết cách kết hợp kinh nghiệm bản thân thành một “kho tàng” độc đáo, khiến nhà tuyển dụng nhìn vào đã “mê” và loại khỏi đầu những suy nghĩ không hay. Sau đây là một số chia sẻ cụ thể:
1. Cách tốt nhất để giới thiệu những kỹ năng của mình với nhà tuyển dụng, đặc biệt khi bạn có nhiều kỹ năng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, hãy cố gắng để tìm ra điểm chung giữa những kỹ năng đó. Từ điểm chung ấy, bạn có thể liệt kê ra những mô tả cụ thể.
Nhà tuyển dụng luôn ấn tượng tốt với những người có nhiều năm kinh nghiệm, nhưng điều họ muốn thấy nhất vẫn là kinh nghiệm ấy đáp ứng yêu cầu công việc của họ như thế nào. Điều này cũng lý giải tại sao có những ứng viên có rất nhiều CV, tùy từng vị trí, lĩnh vực tuyển dụng để họ gửi CV cho phù hợp. Nghĩa là, bạn có thể phân tách kinh nghiệm cá nhân ở những lĩnh vực cụ thể với những CV khác nhau và sau đó ứng tuyển vào những vị trí chuyên môn hợp lý.

– Kristen Fischer – Biên tập, phóng viên tự do

2. Là một cựu cố vấn nghề nghiệp và chuyên gia tư vấn hình ảnh, tôi vẫn thường giúp đỡ mọi người trong việc lập CV. Tôi luôn khuyên các bạn nên làm 2 việc sau:
Tạo CV tổng hợp: Một CV tổng hợp sẽ bao gồm nhiều loại công việc và những kinh nghiệm bạn từng làm. Nó có thể kéo dài 20 trang cũng không vấn đề gì bởi đây không phải là CV để gửi cho nhà tuyển dụng. Sau đó, tùy từng CV gửi cho các nhà tuyển dụng khác nhau, bạn có thể trích từ bản CV tổng hợp này và bổ sung thông tin cụ thể, liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển.
CV nên thể hiện rõ 2 loại kinh nghiệm: một là những kinh nghiệm liên quan bằng cách liệt kê những kinh nghiệm có được từ những mô tả công việc khác nhau. Thứ 2 là kinh nghiệm khác được đúc kết từ những công việc không chính thức trong quá khứ. Điều này cho phép bạn đưa những kinh nghiệm liên quan lên vị trí đầu trang để nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá theo hình tháp ngược.

– Lori Burgarner – Đồng sở hữu công ty tư vấn Nashville

3. CV phải nói được một câu chuyện về bạn và công việc bạn muốn làm. Tôi không ngại đọc bản CV dài có sự phát triển qua từng giai đoạn nhưng tôi không thích sự thiếu tập trung, thiếu mục đích rõ ràng. Một sơ yếu lí lịch với nhiều kinh nghiệm, nhiều công việc khác nhau với mức lương tăng dần có thể cho thấy người này sẵn sàng nhảy việc vì quyền lợi. Với trường hợp này, bạn không phải là đang muốn xây dựng sự nghiệp mà đơn thuần chỉ là thích có một công việc để kiếm tiền mà thôi.

– Kathi Elster – Đồng tác giả “Working with you is killing me”
và “Working for you isn’t working for me”.

4. Điều quan trọng nhất cần lưu ý khi chuẩn bị CV là phải tập trung vào kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng bạn có, phù hợp với vị trí ứng tuyển, chứ không cần phải ôm đồm tất cả những gì đã từng làm vào CV, vừa dài dòng, lan man và kém hiệu quả.
Hãy chắc chắn chức danh công việc đúng với những gì bạn mong muốn. Nhiều công ty có những chức vụ tương tự nhưng tính chất công việc lại có sự khác biệt. Vì thế, hãy tìm hiểu rõ công việc gắn liền với chức danh có đúng như bạn mong muốn hay không rồi hãy quyết định.

– Carolyn Thompson – Tác giả của “Mười bước để có bản CV hoàn hảo”.

5. Nếu một người chuyển việc khá thường xuyên, cần phải có lý do cho sự thay đổi ấy. Có hai điều mà nhà tuyển dụng muốn biết, thứ nhất là bạn sẽ rời bỏ công ty nhanh chóng, vì thế, có nên lựa chọn bạn hay không? Thứ hai, công ty này có điều gì hấp dẫn khiến bạn từ bỏ công việc cũ?.
Cách tốt nhất là bạn phải chứng minh cho họ thấy được, mỗi lần nhảy việc đều có sự phát triển trong sự nghiệp của bạn. Không chỉ kỹ năng, kinh nghiệm mà còn nhiều yếu tố khác, bạn trưởng thành lên từng ngày.

– Dorothy Tannahill Moran – Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp

Theo Zing

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không