Nơi làm việc giống như ngôi nhà thứ 2 và là nơi bạn dành phần lớn thời gian trong ngày. Thế nên, bạn cần đảm bảo rằng đây là môi trường chuyên nghiệp, đáng tin cậy để có thể yên tâm phát triển sự nghiệp.
Nếu có những dấu hiệu cơ bản như: nơi làm việc mất vệ sinh, không an toàn, vẻ mặt bất mãn, cau có của nhân viên…, đây không phải là một môi trường làm việc vui vẻ, hạnh phúc. Bạn không nhất thiết phải chấp nhận lời đề nghị công việc và làm việc cho công ty một thời gian để biết đây có phải là môi trường tốt hay không. Chỉ cần một chút quan sát và để ý trong quá trình tuyển dụng, bạn sẽ biết điều đó.
Nếu công ty tương lai của bạn có một hay nhiều dấu hiệu dưới đây, bạn nên cân nhắc lại khả năng chấp nhận lời đề nghị công việc:
1, Cách cư xử hời hợt
Sự tiếp đãi với bạn trong suốt quá trình tuyển dụng là dấu hiệu chỉ ra bạn có được cư xử như một nhân viên hay không. Khi nói chuyện với nhà tuyển dụng, bạn nên kỳ vọng được đối xử bằng sự lịch thiệp và tôn trọng. Chẳng hạn, những câu hỏi về quy trình tuyển dụng của bạn cần được trả lời một cách đầy đủ và rõ ràng. Còn nếu email, điện thoại của bạn tới công ty liên tục bị từ chối hoặc buổi phỏng vấn bị hủy bỏ vào phút cuối mà không có lời xin lỗi, bạn nên tìm việc ở nơi khác.
2, Nhà tuyển dụng nghi ngờ sự trung thực của ứng viên
Một cuộc kiểm tra nền tảng năng lực và người giới thiệu là một phần tất yếu của quá trình tuyển dụng. Đặc biệt, nếu công việc của bạn liên quan tới làm việc với những thông tin nhạy cảm, tình hình tài chính của công ty, sự kiểm tra sẽ nghiêm ngặt hơn.
Tuy nhiên, sẽ là vô lý nếu nhà tuyển dụng tỏ vẻ nghi ngờ, xét nét ứng viên một cách quá đáng. Các công ty không tin tưởng ứng viên cũng sẽ không tin tưởng nhân viên của mình và một môi trường thiếu sự tin tưởng không phải là nơi bạn dành 8 tiếng một ngày.
3, Công sở buồn tẻ
Bạn nên đề nghị được đi tham quan công ty một vòng trước khi quyết định có chấp nhận lời đề nghị công việc hay không. Hãy chú ý tới thái độ, sự tương tác giữa các nhân viên và không khí làm việc chung.
Nếu có những dấu hiệu cơ bản như: nơi làm việc mất vệ sinh, không an toàn, vẻ mặt bất mãn, cau có của nhân viên…, đây không phải là một môi trường làm việc vui vẻ, hạnh phúc.
4, Công ty có tiếng xấu
Công ty kiểm tra về bạn và bạn cũng nên kiểm tra về công ty. Internet là công cụ hữu hiệu để bạn thực hiện điều này. Có một số diễn đàn, website sẽ giúp bạn biết nhân viên cũ và hiện tại nói gì về công ty. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin, ý kiến từ bạn bè, đồng nghiệp cũ, người thân quen đã từng làm việc tại đó.
5, Khó hòa hợp với sếp/ đồng nghiệp tương lai
Trong cuộc phỏng vấn, bạn nên nói chuyện với nhà tuyển dụng về phong cách làm việc và giao tiếp của công ty để đảm bảo mình phù hợp với môi trường này. Điều này có vẻ khó khăn nhưng hãy tin tưởng vào bản năng của mình. Nếu bạn không thích sếp tương lai của mình sau 1 hoặc 2 cuộc phỏng vấn, có thể bạn sẽ không muốn nhận công việc.
6, Trách nhiệm, mục tiêu công việc không rõ ràng
Sau khi phỏng vấn với 1 hoặc 2 người, bạn nên biết rõ hiệu quả công việc của mình sẽ được đánh giá ra sao và mục tiêu chủ chốt của bạn trong những tháng đầu làm việc là gì. Nếu mỗi người phỏng vấn nói với bạn một kiểu về trách nhiệm công việc hoặc không rõ mục tiêu công việc phía trước, nó có thể dẫn tới những khó khăn trong công việc tương lai của bạn.
7, Quá trình tuyển dụng diễn ra chóng vánh
Có nhiều lý do khiến nhà tuyển dụng muốn thuê bạn ngay mà không cần phỏng vấn hay kiểm tra người giới thiệu, như với công việc tạm thời không đòi hỏi kinh nghiệm. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, sự chóng vánh trong tuyển dụng của công ty là dấu hiệu của sự bất thường.
Trong quá trình tuyển dụng, công ty thường dựa vào ý kiến chủ quan để quyết định về ứng viên. Ngược lại, bạn cũng nên tin vào trực giác của mình. Nếu bạn bất an, hãy tiếp tục nghiên cứu về công ty trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc.
Theo doanhnhan360
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông