BUỔI 2 : ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN
Phần 1 Động cơ thúc đẩy con người làm việc
– Tại sao con người lại có động cơ làm việc ? Điều gì động viên con người ? người ta làm việc vì mục đích gì ? nội dung của động cơ làm việc là gì ?
– Người ta được động viên như thế nào ? Việc động viên được tiến hành như thế nào ? dựa theo quá trình nào ?
Quá trình cơ bản làm nảy sinh động cơ:
1. Nhu cầu (chưa thỏa mãn)
2. Tìm cách thức để thỏa mãn nhu cầu.
3. Hành động nhắm tới một mục đích nào đó
4. Kết quả thể hiện của hành động
5. Được khen thưởng / bị phạt
6. Đánh giá lại mức độ thỏa mãn của bản thân 1. …
Các cấp bậc nhu cầu theo Maslow
Mong đợi của nhân viên
Theo mức độ ưu tiên : (kết quả điều tra ở 300 người tại VN)
– Thăng tiến và phát triển
– Tiền lương xứng đáng
– An toàn về công ăn việc làm
– Công việc hấp dẫn và tương xứng với khả năng
– Được người khác đánh giá cao, được tôn trọng
– Có quyền lực
Các cấp bậc nhu cầu theo Maslow
NHU CẦU TỰ THỂ HIỆN :
– Giao trách nhiệm, ủy quyền
– Mở rộng công việc.
NHU CẦU ĐƯỢC TÔN TRỌNG :
– Biểu dương / khen thưởng.
– Kêu gọi tham gia.
NHU CẦU XÃ HỘI :
– Tạo không khí thoải mái.
– Xây dựng tinh thần đồng đội
– Cung cấp thông tin.
NHU CẦU AN TOÀN :
– Cải tiến điều kiện làm việc.
– Tiền thưởng / thù lao
NHU CẦU SINH LÝ :
– Tiền lương.
– Điều kiện làm việc
Ghi chú :
– Thỏa mãn nhu cầu cấp thấp thì kích thích tinh thần làm việc của nhân viên không bao nhiêu. Nhưng nếu không được thỏa mãn thì dễ sinh bất mãn.
– Ngược lại, thỏa mãn nhu cầu cấp cao thì sẽ động viên tinh thần nhân viên hiệu quả hơn.
– Cảm nhận của nhân viên
So sánh phần đóng góp và phần đãi ngộ của bản thân và của người khác -> Căng thẳng và bất mãn nếu cảm thấy bất công.
Tìm kiếm sự công bằng -> Điều chỉnh phần đóng góp của bản thân so với phần đãi ngộ bản thân được hưởng.
Chuyển công tác hoặc xin nghỉ việc -> Biện pháp động viên:
– Làm phong phú công việc / mở rộng công việc -> tránh nhàm chán trong công việc.
– Tham gia của nhân viên (trong quá trình xác định mục tiêu, thực hiện công việc)
– Thăng chức / Thăng tiến
– Giao trách nhiệm
– Thành tích (từ những thử thách)
– Biểu dương / Khen thưởng
– Hổ trợ / Cải thiện môi trường làm việc
– Tiền thù lao
Động viên một tập thể
Xác định chỉ tiêu
– Đơn giản, rõ ràng, chính xác
– Thực tế, hợp lý so với tình hình tại thời điểm đó
– Tương ứng với một khoảng thời gian nhất định (thời gian tiến hành và thời hạn kết thúc)
– Với các chỉ số cho phép đo lường mức độ kết quả đạt được.
Theo Blog Quản trị doanh nghiệp
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông