Kiến thức Kiến thức quản trị Cẩm nang đầu tư tự doanh (P cuối)

Cẩm nang đầu tư tự doanh (P cuối)

5
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamChris hiểu rằng đối với ngành kinh doanh dịch vụ cung cấp thực phẩm này, địa điểm cũng là một yếu tố quyết định. Ở Boston, dân chúng rất quan tâm đến sức khỏe, có học vấn và rất thức thời, quả là lý tưởng đối với ý niệm của nhà hàng Jack Sprat. Anh để ý thấy rất nhiều hệ thống nhà hàng thành công đã bắt đầu từ đây – có thể kể ra một vài cái tên như Boston Market, Pizzeria Uno và Au Bon Pain. Bên cạnh đó, Chris cũng nhận ra rằng việc mở nhà hàng ở Boston thì rẻ hơn và dễ dàng hơn so với thành phố New York . Giá cả đất đai ở New York đắt gấp hai lần ở Boston này.
Chris muốn mở nhà hàng ở những khu phố sầm uất bậc nhất để tiếp cận các khách hàng mục tiêu của mình, chủ yếu hướng đến tầng lớp trí thức và những người có thu nhập cao. Ban đầu địa điểm được chọn sẽ tuân thủ những nguyên tắc chung, sau đó những tiêu chuẩn thêm vào về nhân khẩu học và tâm lý học cho khách hàng tiêu biểu trong vùng sẽ được áp dụng:

· Nơi có đông người có nhu cầu đến ăn trưa và ăn tối.
· Gần khu vực tập trung đông khách hàng mục tiêu.
· Gần những trung tâm mua sắm và giao thông công cộng.
· Nơi có đông người đi bộ hoặc đi bằng các phương tiện khác.
· Nằm ở hướng đi về nhà của nhiều người để khi đi làm về họ có thể tiện đường ghé qua nhà hàng.
· Có diện tích từ 1.500 đến 3.000 foot vuông (từ 457m2 – 914,5m2).
Chris cũng xem xét đến những địa điểm gần các nhà hàng phục vụ cho cùng những khách hàng mục tiêu như của Jack Sprat. Nhờ đó, anh có thể tận dụng những nghiên cứu về nhân khẩu học do một hệ thống nhà hàng lớn tiến hành mà không mất một xu nào: 
Đây chính xác là cách mà Burger King đã làm. Nếu để ý, bạn sẽ thấy Burger King gần như luôn luôn nằm rất gần các nhà hàng Mc Donald’s. McDonald’s tiến hành các nghiên cứu còn Burger King chỉ việc ăn theo chúng để áp dụng cho một địa điểm mới nào đó họ chọn. 
Tháng 4-1995, Chris đã chọn một địa điểm trên phố Newbury ở Boston để khai trương nhà hàng. Thực khách ở khu vực này có vẻ phù hợp với ý niệm của Jack Sprat nhưng tiền thuê địa điểm và mua lại một số trang thiết bị cần thiết do nhà hàng trước để lại hơi đắt, hết 225.000 đô-la. Nơi này có hai điểm khiến Chris không thích lắm: (1) Anh nghĩ nó quá sành điệu, có thể người qua đường sẽ bị thu hút bởi những quán nhỏ và đơn giản hơn, (2) Back Bay là một quận có lịch sử lâu đời nên những động lực của các công việc kinh doanh tại đây sẽ hoàn toàn bị hạn chế. Việc cải tạo, sữa chữa, thiết kế sáng tạo, bảng hiệu vui mắt và những thứ tương tự đều phải tuân theo sự chỉ dẫn của nhà chức trách địa phương – có lẽ họ không muốn để Chris thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình. 
Chris đã liên hệ với một số người môi giới bất động sản để tìm những vị trí tiềm năng. Họ nói nếu anh muốn có được một địa điểm để mở nhà hàng thì trước hết phải hoàn thiện kế hoạch cũng như đảm bảo sẵn sàng về tài chính. Việc này khiến anh không thể lãng phí tiền bạc cho một nơi nào trong nhiều tháng trước khi đủ vốn liếng để xây nhà hàng. Họ cũng nói những nơi phù hợp với mô hình QSR của anh cũng không khó tìm. Vậy nên Chris quyết định không mua đất nữa cho đến khi kế hoạch kinh doanh hoàn tất về mọi mặt. 

Chiến lược bành trướng 

Những mục tiêu ngắn hạn 
Mục tiêu trước mắt của Chris là xây dựng nền tảng cho các hoạt động rồi từ đó sẽ phát triển lên. Số tiền chi cho việc xây dựng và đưa nhà hàng Jack Sprat’s đầu tiên đi vào hoạt động một phần do gia đình anh cho, số còn lại được huy động từ những nguồn bên ngoài. Trong suốt giai đoạn đầu hoạt động (từ ba đến sáu tháng), Chris đã lập kế hoạch xây dựng thêm những nhà hàng khác nữa, tùy thuộc vào lượng vốn huy động được và mức độ thành công của nhà hàng đầu tiên. Anh muốn mở thêm các nhà hàng Jack Sprat khác trong vòng một năm kể từ khi khai trương nhà hàng đầu tiên.
Dù không biết chính xác về mức độ phát triển nhưng Chris biết chắc rằng những nhà hàng tương tự như của anh đã thành công rất nhanh sau khi họ giới thiệu nhà hàng đầu tiên. Ví dụ, sau khi khai trương được hai năm, Boston Market đã có 21 địa điểm bán hàng còn Bertucci thì có 20 địa điểm trong sáu năm đầu tiên.

Phát triển lâu dài 
Để tập trung vốn cho cái mà anh cảm thấy thị trường đang rất “khát” và đưa Jack Sprat trở thành đến vị trí dẫn đầu trên thị trường với ý tưởng này, Chris đã xây dựng cả một chiến lược bành trướng rất ấn tượng. Vốn đầu tư cho việc mở rộng có thể được lấy từ vốn vay dài hạn của ngân hàng, một loại vốn (không phải do tiền do gia đình cung cấp) ở giai đoạn hai và dòng tiền từ nhà hàng Jack Sprat (xem Dẫn chứng 3.2 và 3.3). 
Trong thời kì đầu, các địa điểm mở nhà được tập trung ở Boston để tạo thuận lợi cho hoạt động marketing. Khi hình ảnh của nhà hàng đã được những vùng lân cận biết đến nhờ vào các phương tiện truyền thông thì những thành phố khác ở New England sẽ trở thành mục tiêu của Jack Sprat. Tiếp theo, Chris sẽ mở nhà hàng Jack Sprat khắp Northeast rồi đến những vùng xa hơn. Chris rất tự tin rằng đến cuối năm 2005, chuỗi nhà hàng Jack Sprat sẽ vươn rộng khắp nước Mỹ.Anh cảm thấy nhu cầu của thị trường đủ lớn đế có thể mở hàng trăm, mà có thể là hàng ngàn nhà hàng khác nữa. 
Chris thấy có rất nhiểu lựa chọn thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển nhanh: các địa điểm thuộc quyền sở hữu và điều hành của công ty,(*) các đối tác chiến lượchượng quyền kinh doanh, bán hoặc cấp phép sử dụng ý tưởng. Chris không nghĩ rằng giải pháp để mở rộng kinh doanh không cần thiết phải được thiết lập ngay lập tức, miễn sao anh có tính đến những vấn đề liên quan đến công tác sở hữu và quản trị từ xa trong mô hình kinh doanh. Vấn đề hiện tại cần giải quyết là việc hoàn thành dự án theo hướng thuận lợi cho chiến dịch mở rộng kinh doanh khi thời cơ đến. 

Tìm kiếm nguồn tài chính cho dự án 
Một thời gian ngắn sau khi xây dựng xong bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh đầu tiên của nhà hàng Jack Sprat và quyết định không làm cho công ty của Nga nữa, Chris liên hệ với giáo sư Bill Bygrave, chuyên gia trong các vấn đề về doanh nghiệp, để xin lời khuyên. Bill đã giới thiệu Chris với những nhà đầu tư đầy tiềm năng. Một nhóm các bác sĩ ở địa phương đã gọi cho Chris và cho biết họ cũng có ý tưởng tương tự như của anh. Họ thường khuyên các bệnh nhân của mình nên ăn ít chất béo và ít cholesterol nhưng không dễ gì tìm được đồ ăn tốt cho sức khỏe trong nhà hàng. Sau cuộc nói chuyện qua điện thoại, các bác sĩ tỏ ra thích Chris và ý tưởng của anh, vì thế họ đã sắp xếp một cuộc gặp mặt chính thức. Chris đã chuẩn bị một bài giới thiệu để bán ý tưởng kinh doanh nhưng cuộc gặp mặt diễn ra không được suôn sẻ vì những lý do không liên quan đến những gì các bác sĩ đã hình dung : họ đã hy vọng Chris già dặn và có kinh nghiệm hơn cậu thanh niên mà họ gặp. Hai bên giữ liên lạc trong hai tháng nhưng rồi cuối cùng các bác sĩ không còn hứng thú với kế hoạch của Chris nữa. 
Chris ngồi nhớ lại lớp học tài chính doanh nghiệp của mình và tìm cách để có được những lời khuyên miễn phí. Anh cố gắng đạt được một thỏa thuận với chủ nhiệm khoa của trường đại học chuyên ngành nấu ăn Johnson and . Chris đưa ra kế hoạch tổ chức cho các sinh viên của Johnson and đến thực tập tại nhà hàng của mình. Ở đó họ có thể thu thập thêm kinh nghiệm trong hoạt động phát triển một nhà hàng đang khởi seõự. Họ sẽ giúp Chris xây dựng các công thức nấu ăn, thực đơn và bài trí nhà hàng. Vị chủ nhiệm khoa cho biết trường không nhận những dự án như vậy nhưng ông sẵn sàng xem xét dự án đó với mức phí tư vấn thông thường. Chris cũng nhận được những câu trả lời tương tự từ một số nơi dạy nấu ăn khác – họ chỉ cho phép sinh viên của mình đến thực tập ở những nhà hàng khách sạn đã có tiếng tăm chứ không hứng thú với việc giúp ai đó khởi động một dự án kinh doanh. 
Đây chính là lúc để Chris tìm kiếm nguồn lực từ gia đình. Trước hết, anh giới thiệu ý tưởng của mình với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng của gia đình: chính là cô và chú của anh. Họ thích ý tưởng đó. Thực ra, đôi ba lần họ cũng đã bắt gặp những ý kiến tương tự như thế. Có một người là chủ tịch tập đoàn các bênh viện của địa phương muốn có thực đơn ít chất béo hoặc không có chất béo dành cho các bệnh nhân bị bệnh tim của ông. Một người khác là chủ cơ sở chăm sóc đặc biệt cũng muốn mở một nhà hàng bán đồ ăn ít hoặc không có chất béo. Khi đó, cô chú của Chris không quan tâm đến ý tưởng nào cả, nhưng điều đó chứng minh rằng người ta có nhu cầu về loại nhà hàng này. Hai người đã khuyến khích Chris tiếp tục theo đuổi kế hoạch và khuyên cha của anh, bác sĩ Harami nên đầu tư vào đó. Tuy nhiên, hai người không thể giúp đỡ anh về mặt tài chính do lượng vốn họ cần để mở rộng nhà hàng của họ cũng đã lên tới 7 con số. 
Bác sĩ Harami vô cùng am hiểu về dinh dưỡng nhưng khi nghe Chris nói về kế hoạch chuỗi nhà hàng Jack Sprat, ông lại không hiểu gì cả. “Nếu con muốn làm trong ngành cung cấp thực phẩm thì sao con không mở một nhà hàng bán hamburger?” Từ cuộc thảo luận đầu tiên giữa Chris và cha mình vào mùa thu năm 1994 cho đến tận cuộc họp mặt gia đình vào mùa hè năm 1995, Chris không ngừng tìm cách thu hút sự quan tâm của bác sĩ Harami và thuyết phục ông đầu tư cho kế hoạch của mình. 
Cuối cùng, bác sĩ Harami, bà Harami cũng với ba người con trai đã ngồi lại với nhau để quyết định xem liệu việc đầu tư cho dự án của Chris có phải là một cách sử dụng hữu ích nguồn ngân sách của gia đình hay không. Cuộc họp gia đình đã đi đến một số quyết định chủ chốt sau: Thứ nhất, họ quyết định đầu tư 250 ngàn đô-la. Thứ hai, tất cả họ sẽ là những người lèo lái công việc. Thứ ba, các em trai của Chris là Steve, 26 tuổi và Jack Matt, 24 tuổi sẽ tham gia tích cực trong việc lập kế hoạch cũng như quản lý các nhà hàng Jack Sprat. Steve đã có bằng MBA của trường đại học Rutgers và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng còn Matt thì rất háo hức được học hỏi. Sau cùng, bác sĩ Harami sẽ quyết định khi nào là thời điểm tốt nhất để đầu tư. Đây là một cam kết mở: bác sĩ Harami có thể không bao giờ chọn được thời điểm thích hợp. Ông lo rằng Chris không đủ kinh nghiệm thực tế để đưa kế hoạch thành hiện thực. Ngày 17-8-1995, Chris làm thủ tục đăng ký kinh doanh. 

Cần phải có một chương trình đào tạo phục vụ nhanh 
Một ngày sau khi diễn ra cuộc họp gia đình, Chris thấy một mục quảng cáo của một tờ báo địa phương thông báo về kế hoạch mở nhà hàng Chicago Jake mới. Chicago Jake là một hệ thống nhà hàng phục vụ nhanh tầm cỡ quốc gia nên Chris nghĩ mình sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích cho kế hoạch kinh doanh của mình nếu giúp một nhà hàng có danh tiếng mở chi nhánh mới. Chris cũng nhớ đến nỗi lo lắng của cha mình khi thấy anh không có kinh nghiệm thực tế, vì thế anh đã đến tìm việc ở chi nhánh mới của Chicago Jake. 
Chris nói với người quản lý chi nhánh mới về mong muốn học hỏi thêm công việc kinh doanh nhà hàng để có thể mở một hệ thống QSR của riêng mình. Người quản lý hơi khó xử nhưng vẫn muốn thuê Chris. “Tôi cần một người có thể nói tiếng Anh để chuẩn bị cho một lễ khai trương hoành tráng nhưng tôi không thể thuê một người có bằng MBA đang muốn mở nhà hàng riêng được.” Do đó ông đã để sếp của mình, giám đốc khu vực, phỏng vấn Chris. Người này đồng ý nhận Chris, thêm vào đó còn đào tạo cho anh kỹ năng thành lập và điều hành một nhà hàng bán đồ ăn nhanh ngay trong quá trình làm việc nếu anh cam kết sẽ làm ở đây trong 90 ngày với tư cách là một nhân viên thời vụ và có trách nhiệm trong tất cả các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của nhà hàng. 
Chris được phân công đến ở hai nhà hàng đang hoạt động, trước tiên là nhà hàng dành cho người có thu nhập thấp rồi đến nhà hàng dành cho người có thu nhập cao. Sự khác nhau giữa hai loại nhà hàng này rất thú vị “Chúng được bài trí và điều hành hoàn toàn khác nhau và tôi đã học được cả hai cách hoạt động đó.” 
Tiếp theo, anh đến làm cho chi nhánh mới, hai tuần trước khi khai trương. Chris giúp họ lắp đặt trang thiết bị và tổ chức buổi khai trương. Sau khi nhà hàng đi vào hoạt động, anh chịu trách nhiệm khắc phục và điều hành các sự cố xảy ra, từ đó có cơ hội học hỏi trong tất cả các khía cạnh của công việc quản lý một nhà hàng mới mở. “Tôi nhìn thấy cả những mặt tốt và những mặt xấu, vâng, những cái không hay ho gì…. Quả là những kinh nghiệm tuyệt vời.” Chris đã làm việc cho Chicago Jake hơn 2 tháng – cho đến khi người quản lý mới quyết định đã đến lúc anh phải ra đi. 

Wanted – QSR Guru 
Cho đến thời điểm này, Chris khẳng định rằng chuỗi nhà hàng Jack Sprat đã trở thành kẻ chiến thắng trên thị trường của nó. Các nghiên cứu ủng hộ nó, những người trong ngành bắt chước nó còn Chris thì có được sự hậu thuẫn của gia đình nhưng anh vẫn thấy lo lắng về sự thiếu kinh nghiệm của mình. Hai tháng làm việc ở nhà hàng Chicago Jake đã cho thấy còn quá nhiều điều mà anh chưa biết: 
Có quá nhiều thứ mà một người không có chuyên môn trong ngành sẽ không bao giờ nghĩ đến. Để tạo nên một món ăn, bạn cần đến khoảng 20 thành phần. Sau đó, để chế biến chúng, kết hợp chúng đúng cách và cho ra một món ăn hoàn hảo để phục vụ thực khách, bạn phải cần đến rất nhiều dụng cụ. Việc này đòi hỏi một qui trình từng bước thật hiệu quả, và nếu là một người không am hiểu, bạn không thể nào biết được. Ngày nay đó là cả một môn khoa học và tôi rất lo lắng không biết có thể làm đúng ngay lần đầu tiên hay không, bởi vì với nguồn tài chính có hạn, tôi không thể chi tiền cho việc sửa chữa quá nhiều sai lầm được. 
Đã có một ý tưởng tuyệt vời và cũng đã từng làm các bài tập về nhà, nhưng không một ai trong số chúng tôi xây dựng cả một hệ thống nhà hàng từ con số 0 cả. Điều đó khiến tôi lo lắng vì đã đặt cược cả trang trại nhà mình vào kế hoạch làm ăn mạo hiểm này. Tôi muốn nắm bắt khả năng thành công nhiều nhất có thể. Tôi muốn tìm một người có uy tín, một ai đó biết tất cả những vấn đề bên trong lẫn bên ngoài công việc này, có mạng lưới quan hệ rộng, quen biết những nhà cung cấp và có thể giúp tôi biến ý tưởng này thành hiện thực. 
Chris muốn thuê một chuyên gia tư vấn. Anh cảm thấy việc có được một nhà tư vấn uy tín giúp anh điều hành dự án sẽ đem lại nhiều khả năng thành công hơn, nhưng cha anh lại không nghĩ vậy. Cô chú của Chris chẳng thuê ai cả nhưng nhà hàng của họ vẫn thành công đấy thôi, vì thế bác sĩ Harami không hiểu tại sao đứa con trai có kiến thức sâu rộng về kinh doanh lại cần đến một chuyên gia tư vấn nữa. Để nắm bắt được vấn đề, ông đã đi hỏi mọi người xung quanh nhưng không quen biết ai đã từng cần đến một chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng này. 
Không hề nản lòng, Chris đến Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia để xin một danh sách các nhà tư vấn và rất hài lòng khi thấy tên của Arlene Spiegel, người mà Skinny Cow đã nhắc đến. Anh liên hệ với những nhà tư vấn ở Boston và New York City, những nơi đầu tiên anh định mở nhà hàng. Hầu hết bọn họ đều đưa ra “những đề nghị vô cùng ấn tượng nhưng cũng rất xa vời.” Dường như họ không hứng thú mấy với ý tưởng “chuyên gia về đồ ăn không mỡ”. Thêm nữa tất cả bọn họ đều lấy phí rất cao, từ 50.000 đô-la đến 150.000 đô-la cho một lần viết lại một kế hoạch kinh doanh. 
Tất cả các công ty tư vấn đều có những bằng cấp và kinh nghiệm tương tự nhau. Chris đã yêu cầu xem các giấy tờ, bằng cấp chứng nhận và thấy công ty nào cũng từng đạt được những giải thưởng lớn. Sau khi đã gặp rất nhiều nhà tư vấn, Chris chọn công ty của Arlene Apiegel, Market Discoveries Inc. vì 6 lý do sau:
· Có sức hấp dẫn và khả năng tác động đến người khác.
· Có mối quan tâm lớn đến thực phẩm tốt cho sức khỏe.
· Cô ấy rất nhiệt tình với ý tưởng về Jack Sprat.
· Do Skinny Cow tự giới thiệu với anh.
· Lý lịch và các giải thưởng rất ấn tượng (anh đã yêu cầu được xem tất cả).
· Giá cả phải chăng (25.000 đô-la). 

Arlene Spiegel, chuyên gia tư vấn về thực phẩm. 
Arlene Spiegel được xem như một trong những chuyên gia hàng đầu nước Mỹ về dịch vụ thực phẩm. Cô đã giành được nhiều giải thưởng về những thành tựu trong ngành dịch vụ thực phẩm, trong việc phát triển thực phẩm và thực đơn món ăn, trong quá trình giao thương thực phẩm cùng với các loại đồ uống cho rất nhiều hãng thức ăn nhanh lớn như McDonald’s, Burger King và KFC. Cô cũng phát triển và tái cơ cấu các dịch vụ phục vụ bữa tối tận nơi cho Chase Mahattan Bank, Marriott và Holiday Inn; phát triển các khái niệm thương hiệu cho Coca-Cola, Chok Full O’Nuts và những công ty khác. Thêm vào đó, lĩnh vực chuyên môn của cô còn bao gồm việc bố trí mặt bằng cơ sở, phát triển thương hiệu, thu mua hàng hóa, quản lý và đào tạo nhân viên rồi tiếp thị sản phẩm. Với rất nhiều thành tích như vậy, cô được mọi người gọi là “Người phụ nữ của ngành dịch vụ thực phẩm của năm” trong năm 1982. Năm 1987, cô nhận được Giải thưởng dành cho người dẫn đầu vì những sự đổi mới, sáng tạo trong tiếp thị thực phẩm. 
Gần đây, Arlene cùng với 4 chuyên gia về dịch vụ thực phẩm khác thành lập nên Liên hiệp các nhà tư vấn dịch vụ thực phẩm IBM được tài trợ bởi IBM và cung cấp dịch vụ tư vấn cho những nhà hàng là khách hàng của hãng máy tính này. IBM là nhà phân phối hệ thống bán hàng tự động POS (Point of Sales) (**) lớn nhất cho các nhà hàng khách sạn. Ngoài việc tư vấn cho các nhà hàng, Arlene còn làm việc rất nhiều cho các bệnh viện và trung tâm y tế. 

THỜI ĐIỂM QUYẾT ĐỊNH 
Một mặt, Chris nghĩ cha anh đã sẵn sàng để đầu tư vào kế hoạch của mình; mặt khác, bác sĩ Harami lại không hề muốn phí phạm những nguồn lực quý báu vào việc thuê một chuyên gia tư vấn về viết lại kế hoạch kinh doanh mang tầm cỡ thạc sĩ Quản trị kinh doanh” của Chris. Ông còn bóng gió xa xôi rằng việc Chris cứ khăng khăng muốn thuê chuyên gia tư vấn cho thấy anh không đủ tự tin trong kế hoạch Jack Sprat của mình. Chris phải đứng trước một quyết định hết sức khó khăn: anh muốn thuê chuyên gia tư vấn nhưng nếu cứ nhất quyết làm như vậy, bác sĩ Harami có thể sẽ không an tâm và quyết định rằng thời gian cơ chưa chín muồi đề đầu tư vào dự án mạo hiểm này. 
Chris cảm thấy cánh cửa đưa chuỗi nhà hàng Jack Sprat đến với thành công đã mở ra, và anh không muốn phải trì hoãn vì một động thái liều lĩnh nào cả.

Theo bwportal/William D. Bygrave, Lại Hồng Vân dịch

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không