Kiến thức Kiến thức quản trị Nghệ thuật lấy lòng khách hàng từ câu hỏi

Nghệ thuật lấy lòng khách hàng từ câu hỏi

5
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamChắc hẳn cũng như hầu hết các nhân viên bán hàng hiện nay, rất có thể bạn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra cách thức tốt nhất để có được các cuộc hội thoại đầy ý nghĩa với khách hàng, qua đó tạo động lực thúc đẩy quyết định mua sắm của họ.
Là một nhân viên bán hàng nắm vững đầy đủ các phương thức bán hàng chiến lược nhất, đưa ra được các giải pháp thích hợp, song rất có thể bạn chưa tận dụng được cơ hội phục vụ khách hàng trên cương vị một nhà tư vấn đáng tin cậy. Hoặc bạn mang đầy đủ những tính cách của một nhân viên bán hàng tuyệt vời, nhưng thông điệp của bạn phần nào hơn cứng nhắc và chưa phản ảnh trọn vẹn viễn cảnh và chiến lược của công ty. 
Đây đều là những khiếm khuyết khá phổ biến trong các hoạt động bán hàng ngày nay. Việc biểu lộ rõ nét và chính xác nhất các giá trị kinh doanh đích thực của công ty thông qua những cuộc đối thoại với khách hàng luôn là một thách thức lớn, thậm chí cả đối với những nhân viên bán hàng tốt nhất. 
Hãy thử hình dung xem bạn đã có thể gắn kết các khách hàng trong những cuộc hội thoại đầy ý nghĩa nhằm đưa họ đến với các giải pháp hiệu quả nhất mang tính cá nhân, mà không khiến họ lạc lối chưa? 
Và để xoá bỏ dấu chấm phân cách giữa viễn cảnh tiếp thị chung của công ty và các hoạt động bán hàng trên thực tế, bạn có thể sử dụng 5 cách thức dưới đây cho việc xây dựng những cuộc hội thoại ý nghĩa với khách hàng, nhờ đó truyền tải hiệu quả hơn những giá trị kinh doanh của công ty: 

1. Tránh sử dụng ngôn từ công ty 
Nhiều công ty đã xây dựng và truyền tải các thông điệp ở mức độ công ty, bao gồm những phát kiến ngôn từ đơn nhất hay những từ viết tắt có liên quan. 
Thật đáng tiếc, điều này có thể khiến các nhân viên bán hàng dành những quãng thời gian quý báu của họ vào việc nỗ lực xác định và giải thích bản thân nội dung thông điệp mà không diễn tả được giá trị kinh doanh tới các khách hàng. 
Thay vào đó, bạn cần phải kể một câu chuyện khai phá các thách thức kinh doanh và phương pháp của công ty bạn để giải quyết những vấn đề đó. Khi nó bắt đầu trở nên thích hợp trong cuộc thảo luận, bạn sẽ phác họa nó trong các cụm từ viết tắt và kết nối nó giữa những bức tranh và các giải pháp. Tiếp theo, hãy biểu lộ rằng: “Tại công ty XYZ, chúng tôi gọi đó là….”. 
Bạn cần nhớ rằng các khách hàng muốn biết rõ bạn giải quyết các khúc mắc như thế nào, còn chỉ các nhà phân tích mới mong biết bạn gọi nó là gì. 

2. Sử dụng giọng nói của kinh nghiệm và sự hiểu biết 
Bạn sẽ khó có thể tạo dựng được những cuộc hội thoại ý nghĩa với khách hàng nếu không nắm rõ nhiều thông tin về họ. Thật tuyệt vời nếu bạn chia sẻ được với các khách hàng các thông tin riêng tư thân cẩn.
Bên cạnh đó, bạn cần ăn khớp rõ ràng với những gì mà CEO của công ty mong đợi ở bạn. Để được như vậy, vai trò của bạn sẽ như một nhà chiến lược và khích lệ trong hội thoại với khách hàng. 
Hơn tất cả, bạn cần làm chủ cuộc trò chuyện, ra được những quyết định thích hợp nhất và đảm bảo rằng các khách hàng luôn cảm thấy thích thú với những thông tin, kết luận của bạn. 

3. Đảm bảo nó có ý nghĩa và đáng nhớ với các khách hàng 
Có hai đề xuất ở đây. Thứ nhất, bạn hãy giữ các luận điểm được ngắn gọn và có mục tiêu rõ ràng – ví dụ, “Chúng tôi nỗ lực để giải quyết ba thách thức kinh doanh then chốt” – nhằm giúp đỡ các khách hàng của bạn hình dung được một bức tranh tổng thể nhất. 
Bạn cần nhớ rằng rất có thể các khách hàng sẽ phải mang câu truyện của bạn tới đồng nghiệp hay người thân của họ trước khi ra quyết định mua sắm. Vì vậy, việc giữ những luận điểm được đơn giản để các khách hàng sau đó có thể thuật lại với những người khác xung quanh luôn thật tuyệt vời để thúc đẩy doanh số bán hàng. 
Thứ hai, bạn hãy sử dụng các ví dụ minh hoạ. Hội thoại với khách hàng là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy và bộc lộ những dữ liệu nghiên cứu về các câu truyện kinh doanh thành công của công ty bạn theo cách thức mang tính cá nhân nhiều hơn. Thậm chí nếu bạn không thể sử dụng các tên công ty riêng biệt, bạn hãy trích dẫn các tình huống nơi mà công ty bạn có thể minh hoạ nên một bức tranh thành công nhất. 

4. Đảm bảo tính đáng nhớ
Kỹ thuật bán hàng có thể rất phức tạp. Tất cả chúng ta phải biết cách tạo dựng ấn tượng thông qua lời ăn tiếng nói của mình. Và để xây dựng một cuộc nói chuyện thụ vị với khách hàng, trước tiên bạn phải xác định rõ những gì tương thích nhất. 
Sẽ rất quan trọng với việc nắm vững các quy tắc diễn thuyết cơ bản. Hãy đảm bảo câu văn ngắn gọn và các kỹ thuật khích lệ hợp lý, chẳng hạn như nghệ thuật lặp lại âm đầu và luyến âm để xây dựng ý nghĩa lời nói. Tránh những thuật ngữ, câu nói hay các viết tắt dài dòng mà các khách hàng cần hỏi thêm để có thể hiểu rõ. 

5. Có sự khơi màn hợp lý 
Hãy xây dựng những cuộc hội thoại giới thiệu đầy ý nghĩa với khách hàng như một bước đi đầu tên trong chuỗi các hành động bán hàng theo một cách thứ logic và có trọng điểm. Mỗi sự trao đổi nên có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng. Và bạn cần hiểu rõ mục tiêu của từng cuộc nói chuyện với khách hàng cùng những hành động thích hợp sau đó. 
Bằng việc xây dựng một con đường đi đúng hướng, trên cương vị nhân viên bán hàng, bạn đang đảm bảo rằng các chương trình và chiến lược tiếp thị kinh doanh của công ty luôn thích hợp nhất với phương pháp bán hàng. 
Có thể thấy, một nhân viên bán hàng giỏi là một nhân viên luôn biết cách xây dựng được những cuộc hội thảo đầy ý nghĩa và có mục tiêu với các khách hàng. Nhưng đề thực sự thành công, bạn cần phải quan tâm thấu đáo tới tất cả các nhu cầu của công ty cũng như của khách hàng, làm sao để hai nhu cầu này hài hoà với nhau.

Theo bwportal/Thanh Bình dịch từ MarketingProfs

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không