Tư tưởng chủ bại là sự mất đi hy vọng. Nó ám chỉ rằng hệ thống đã bị phá hủy. Ngừng hoạt động là một lựa chọn thực tế, nhưng nếu bạn là một nhà quản lý của một doanh nghiệp đang đi xuống hay thậm chí là đang ở đáy phát triển, tư tưởng chủ bại lại có thể được sử dụng như là điềm báo trước cho sự đổi mới.
Thay vì nghĩ rằng rồi sẽ thất bại, hãy dự đoán trước “nếu chúng ta tiếp tục làm những điều chúng ta đang làm thì sao”. Điều đó thiết lập một giai đoạn mới cho những người muốn tiến lên phía trước. Đây là cách:
Chôn những gì đã chết. Thực tế yêu cầu chúng ta phải đối mặt với sự thật. Đơn giản đó là sự xác nhận rằng những điều chúng ta làm chưa đủ.
Chúng ta có thể trải qua những khoảng thời gian tốt đẹp, nhưng hiện nay khách hàng của chúng ta không đủ tiền để mua những gì chúng ta rao bán, hoặc họ khám phá ra rằng họ vẫn có thể tiếp tục sống mà không cần có những sản phẩm đó.
Hãy tìm ra sự thật và chấp nhận nó. Cùng lúc đó, hãy kết thúc nó. Ghi nhớ những điều tốt đẹp, cũng như những người đóng góp tốt. Và thương tiếc cho những điều bạn đã đánh mất.
Quyết tâm bước tiếp. Bạn có thể lựa chọn. Bỏ cuộc hoặc dấn bước. Bạn có thể tranh luận cả hai khả năng, nhưng nếu bạn quyết định đi tiếp, bạn cần quyết tâm nghĩ một cách tích cực. Một đồng nghiệp của tôi cho rằng các nhà quản lý phải đem đến cho cấp dưới của họ “ảo giác về thực tế”, nghĩa là các nhà quản lý cũng phải thường xuyên làm việc theo ý mình.
Họ không thể lúc nào cũng chờ đợi hướng đi từ cấp trên. Do đó, khi không biết hướng đi, hãy tiến lên phía trước. Hãy làm những thứ phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức.
Nghĩ mới cho vấn đề cũ. Khi mọi việc đều rất thê thảm, chính là lúc để làm theo cách khác đi. Mọi việc nên được kiểm tra kỹ lưỡng. Xem xét từng bước của từng hoạt động để nghĩ tới cách thức làm việc đó một cách hiệu quả hơn.
Cắt giảm chi phí không phải là câu trả lời; xây dựng lại giá trị mới là câu trả lời. Điều đó bắt đầu với cách quản lý của bạn. Khám phá những cách thức để làm mọi một cách khác đi. Đối với một số trường hợp, điều này có nghĩa là bớt đi các cuộc họp và bớt đi các bản báo cáo.
Nó cũng có thể có nghĩa là luân chuyển những vai trò và trách nhiệm. Trao cho các nhân viên trẻ nhiều trách nhiệm hơn. Phân công những nhân viên kỳ cựu vào những chức vụ cao cấp hơn để chuẩn bị cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Mọi tổ chức sẽ phải tìm ra những cách thức riêng để tư duy lại về những nguyên tắc lãnh đạo của mình.
Thực tế khó khăn dạy cho chúng ta nhiều điều. Một vài lĩnh vực kinh doanh đơn giản là sẽ không khôi phục lại được mức sinh lời trước đây. Nhiều công việc sẽ bị dẹp bỏ trước khi tuyển dụng được người mới. Khi đó, bạn cần kiểm soát số phận của mình để sống hạnh phúc và đầy đủ.
Một vài người có thể sẽ về hưu sớm. Những người khác có thể cần tìm những công việc mới. Rất nhiều người sẽ phải thu nạp thêm những kỹ năng mới để tìm kiếm những cơ hội việc làm. Không có gì là dễ dàng ngay lúc này, nhưng chấp nhận thực tế là việc cần thiết.
Tư tưởng chủ bại quả là một từ xấu, nhưng nó là một từ cần được thừa nhận. Đôi khi nó có thể bị loại bỏ, nhưng trong thời kỳ suy sụp của nền kinh tế hiện nay, dường như nó lại là từ tốt.
Trong nhiều trường hợp, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng đầu hàng trước bóng tối không phải là một lựa chọn, ít nhất không phải đối với một nền văn hóa kinh doanh đã được thành lập trên nền tảng đổi mới và được tiếp năng lượng bởi thành công.
Theo Mai Phương//John Baldoni//TuanVN