Mạng xã hội là dịch vụ tương tác hai chiều, kết nối nhiều thành viên có cùng sở thích, mục đích lại với nhau bất kể không gian và thời gian.
Qua đó có thể thấy ba đặc trưng cơ bản của mạng xã hội, đó là:
1) Sự tương tác giữa hai hoặc nhiều cá nhân với nhau,
2) Nội dung của các trang mạng xã hội được xây dựng bởi các thành viên tham gia và
3) Một website được xây dựng nhằm thu hút người sử dụng internet tham gia tương tác dựa trên một sở thích nào đó thì cũng được coi là mạng xã hội. Do vậy, các forum, website chia sẻ video, hình ảnh, blog đều được coi là các mạng xã hội.
1) Sự tương tác giữa hai hoặc nhiều cá nhân với nhau,
2) Nội dung của các trang mạng xã hội được xây dựng bởi các thành viên tham gia và
3) Một website được xây dựng nhằm thu hút người sử dụng internet tham gia tương tác dựa trên một sở thích nào đó thì cũng được coi là mạng xã hội. Do vậy, các forum, website chia sẻ video, hình ảnh, blog đều được coi là các mạng xã hội.
Mạng xã hội (MXH) ở Việt Nam tuy dễ thay đổi nhưng cũng phát triển rất nhanh. Có thể thấy mức độ tham gia MXH khá cao và đang tăng lên rất nhanh thông qua số lượng những diễn đàn chuyên sâu về công nghệ, các sản phẩm ô tô, mỹ phẩm… cùng với số lượng các blog cá nhân hoặc website chia sẻ video, hình ảnh, sở thích. Rõ ràng, đây là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp (DN) trong việc tìm hiểu tâm tư, ý kiến khách hàng về sản phẩm cũng như quảng bá và giới thiệu tên tuổi của mình đến với họ một cách thân mật nhất.
Nếu nói theo ông Steve Patrizi, Phó giám đốc Phòng Giải pháp tiếp thị của MXH LinkedIn thì “khi thưởng thức một bữa ăn tại nhà hàng, có thể bạn sẽ mong muốn gặp đầu bếp để hỏi về kinh nghiệm nấu nướng, gặp chủ nhà hàng để khen ngợi hay góp ý, hoặc gặp người phục vụ để cám ơn sự nhiệt tình của họ. Thế nhưng, để gặp được hết những người này trong cùng một thời gian là một việc không tưởng. Và sự ra đời của MXH đã biến điều không tưởng ấy thành sự thật”.
Trong thời gian qua, có thể thấy các DN Việt Nam đã nhận ra tiềm năng của trào lưu này và khai thác tiềm năng đó bằng cách tham gia tạo diễn đàn trên mạng và khuyến khích khách hàng tham gia. Tuy nhiên, ông Ashley Ringrose, người thành lập Công ty Quảng cáo Soap Creative ở Mỹ, lại e ngại việc các công ty xây dựng diễn đàn, fanpage trên Facebook hoặc một tài khoản Twitter là chạy theo công nghệ, hình thức là chính, chứ chưa thật sự hiểu rõ quá trình tiếp cận và tận dụng MXH để tương tác với người dùng.
Có khá nhiều MXH và công cụ thiết lập một chương trình truyền thông hoàn chỉnh. Vấn đề không phải là công cụ nào hoặc chỉ cần đang quảng cáo trên Facebook hay tạo fanpage, mà đòi hỏi phải có một chiến lược lâu dài. Trước tiên, DN phải lắng nghe xem người ta đang nói gì về mình trên các diễn đàn hoặc MXH, sau đó tham gia vào các cuộc thảo luận ấy. Có thể chia chiến lược thành ba giai đoạn: Thứ nhất là xem cư dân mạng nói gì về mình và họ đang ở đâu. Thứ hai là tìm xem ai là người có thể gây ảnh hưởng với cộâng đồng mạng. Và cuối cùng là lập kế hoạch truyền thông trên mạng.
Đã qua rồi giai đoạn khán giả trông chờ những thước phim quảng cáo trên tivi, hoặc những bài báo giới thiệu để có thể biết thêm về DN. Với sự xuất hiện mạnh mẽ của internet nói chung và MXH nói riêng, khách hàng đang dần chuyển sang một hình thức tương tác mới – sử dụng môi trường ảo để giao lưu, để trao đổi và bàn luận về sở thích, về sản phẩm và thương hiệu.
Quan hệ cộng đồng trên mạng được cho là một phương pháp truyền thông PR mới, gọi là Digital Influence (tạm gọi tắt là Ảnh hưởng của Truyền thông kỹ thuật số), được Tập đoàn Truyền thông Ogilvy Public Relations Worldwide phát triển. Thật đáng tiếc nếu các công ty không sử dụng được nguồn lực và môi trường sẵn có này để tạo cầu nối giữa DN và khách hàng. DN có thể để các thảo luận trên mạng diễn ra mà không tham dự vào, hoặc chủ động tham gia vào cuộc nói chuyện đó, và như vậy tức là hoạt động này vẫn diễn ra và có nhiều người không có được thông tin chính thức từ bạn.
Vấn đề tương tác với các cư dân mạng có tầm ảnh hưởng (gọi là influencer) không chỉ đơn thuần là đánh giá về một sản phẩm nào đó mà công ty hoặc DN mong muốn, mà tất cả đều xuất phát từ một chiến lược truyền thông chặt chẽ và các DN phải đem lại lợi ích thật sự khi đối thoại với influencer, xây dựng và tạo nên các mối quan hệ và ảnh hưởng có ý nghĩa bền vững.
Việc các DN tham gia diễn đàn chỉ để đối phó với các thông tin xấu là một bước đi lùi rất đáng tiếc. Các DN nên tham gia cộng đồng mạng để tạo ra những thông tin – hình ảnh tốt cho công ty. Việc bạn từ chối tham gia các thảo luận nói về thương hiệu của mình là một dấu hiệu không tích cực. Các đối thủ của bạn cũng có thể sẽ vào các diễn đàn này và cung cấp các thông tin sai lệch, gây nhiều bất lợi cho bạn.
PR kỹ thuật số trong thế kỷ hôm nay không phải đơn thuần chỉ là một xu hướng xã hội nhất thời.
* THOMAS CRAMPTON, Giám đốc Bộ phận 360 Digital Influence Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ogilvy Public Relations Worldwide
Theo Doanh Nhân Sài Gòn
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông