>> Hướng dẫn chi tiết các bước hạch toán trong công ty du lịch
Các khoản chi phí trong hoạt động hướng dẫn du lịch
- Chi phí trực tiếp cho khách du lịch: Là chi phí phục vụ trực tiếp cho khách trong quá trình thăm quan như tiền ăn, ở, đi lại, vé ra vào các địa điểm thăm quan…
- Chi phí nhân viên hướng dẫn viên du lịch: gồm tiền lương của nhân viên hướng dẫn du lịch và các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ của nhân viên hướng dẫn du lịch tính vào chi phí.
- Chi phí quản lý phục vụ: Là chi phí phục vụ cho quản lý chung toàn doanh nghiệp phân bổ cho hoạt động hướng dẫn du lịch. Những chi phí này không tính trong giá thành sản xuất mà được tính vào giá thành toàn bộ của dịch vụ hướng dẫn du lịch đã thực hiện.
Các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh vận chuyển du lịch
– Trích BHXH , BHYT , KPCĐ trên tiền lương của lái xe, phụ xe tính vào chi phí.
– Chi phí nguyên liệu
– Chi phí vật liệu phụ
– Chi phí săm lốp.
– Chi phí sửa chữa phương tiện .
– Chi phí công cụ, dụng cụ.
– Chi phí dịch vụ mua ngoài .
– Các khoản chi phí khác.
Các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh buồng ngủ
– Chi phí vật liệu: chè, xà phòng, thuốc đánh răng…..
– Chi phí nhân viên phục vụ: lễ tân, buồng,…
– Chi phí công cụ, dụng cụ: chăn màn, ga, gối…
– Chi phí khấu hao TSCĐ
– Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ thuê ngoài…
– Các chi phí khác: quảng cáo, hoa để phòng…
Các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống
– Chi phí vật liệu trực tiếp: Gồm vật liệu chính (gạo, bánh phở…) và vật liệu phụ khác như: các loại gia vị, hành tỏi, mì chính…
– Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của nhân viên chế biến tính vào chi phí.
– Chi phí khấu hao TSCĐ
– Chi phí công cụ, dụng cụ.
– Chi phí nhiên liệu.
– Các chi phí khác.
Các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh liên quan đến hàng mua sẵn và tự chế
Hoạt động kinh doanh hàng hóa gồm các khoản chi phí liên quan đến hàng mua sẵn và hàng tự chế. Ở đây, chỉ đề cập đến các chi phí kinh doanh hàng mua sẵn.
– Chi phí nhân viên bán hàng.
– Chi phí vật liệu bao bì.
– Chi phí công cụ, đồ dùng.
– Chi phí khấu hao TSCĐ.
– Chi phí bảo hành hàng hóa.
– Chi phí dịch vụ mua ngoài.
– Các chi phí bằng tiền khác.
Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí
- Đối tượng tập hợp chi phí
Nếu doanh nghiệp tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn vị phụ thuộc (Từng địa điểm, bộ phận kinh doanh).
Chi phí kinh doanh du lịch được tập hợp cho từng đối tượng theo phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp: Những chi phí liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó; Những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì được tổng hợp, sau đó phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức thích hợp.
- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí
– TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
– TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
– TK 627 – Chi phí SXC
– TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.
– TK 631 – Giá thành sản xuất (Nếu doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
– Các tài khoản có liên quan khác.
Trình tự kế toán tập hợp chi phí như sau:
– Xuất vật liệu phục vụ cho kinh doanh du lịch, kế toán ghi:
Nợ TK 62 1- Chi phí NVL trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí SXC
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
– Vật liệu mua ngoài giao thẳng cho kinh doanh du lịch :
Nợ TK 621- Chi phí NVL trực tiếp.
Nợ TK 627- Chi phí SXC
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
Có 111, 112, 331…
– Tính tiền lương phải trả cho nhân viên kinh doanh du lịch, kế toán ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627- Chi phí SXC
Có TK 334- Phải trả công nhân viên.
– Trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của nhân viên du lịch tính vào chi phí:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí SXC
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
– Các khoản chi phí kinh doanh du lịch khác phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí SXC
Có TK liên quan
– Cuối kỳ:
+ Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (hoặc TK 631).
Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (hoặc TK 631).
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (hoặc TK 631)
Có TK 627 – Chi phí SXC
+ Ngoài ra doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương phỏp kiểm kờ định kỳ, kế toỏn cũn thực hiện các bút tóan:
Kết chuyển chi phớ sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Kết chuyển chi phớ sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Cú TK 631 – Giá thành sản xuất
Tính giá thành sản phẩm du lịch
– Đối với hoạt động hướng dẫn du lịch, đối tượng tính giá thành thường là tour du lịch, chuyến thăm quan.
– Đối với hoạt động vận chuyển du lịch là lượt khách hàng đã vận chuyển (lượt khách x Km).
– Đối với hoạt động kinh doanh buồng ngủ là lượt phòng cho thuê/1ngày đêm của từng loại phòng, (loại I, loại II, loại đặc biệt…)
– Đối với các hoạt động khác có thể tính giá thành cho 1000 đồng doanh thu.
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm
– Phương pháp tính giá thành giản đơn: phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí trùng hợp với đối tượng tính giá thành. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm, dịch vụ được xác định bằng các công thức sau:
+ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành =Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ +Chi phí phát sinh trong kỳ -Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
+ Giá thành đơn vị sản phẩm =Tổng giá thành /Khối lượng sản phẩm hoàn thành
– Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là từng loại hoạt động kinh doanh, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm dịch vụ của hoạt động đó. Ví dụ ở hoạt động kinh doanh buồng ngủ: Đối tượng tập hợp chi phí là quá trình kinh doanh buồng ngủ còn đối tượng tính giá thành là từng loại phòng đã cho thuê.
Phương pháp tính này gồm các bước:
+ Xác định hệ số giá thành của từng loại sản phẩm, dịch vụ (Hi)
+ Xác định tổng khối lượng sản phẩm dịch vụ của tất cả các loại sản phẩm đã quy đổi theo sản phẩm, dịch vụ chuẩn bằng công thức:
Tổng khối lượng các loại sản phẩm đã qui chuẩn =
Trong đó:
qi: là khối lượng thực tế của sản phẩm i.
Hi: là hệ số giá thành của sản phẩm i.
+ Xác định tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm bằng công thức:
Tổng giá thành sản phẩm i = (Tổng giá thành nhóm sản phẩm x Khối lượng sản phẩm qi đã quy chuẩn)/Tổng khối lượng sản phẩm đã quy chuẩn
Giá thành đơn vị sản phẩm i=Tổng giá thành sản phẩm i /Khối lượng sản phẩm qi đã thực hiện
Phương pháp này cũng được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là từng hoạt động kinh doanh du lịch, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ của hoạt động đó. Để áp dụng phương pháp này, ta cần phải xác định được chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch của một đơn vị sản phẩm, lao vụ:
Cách tính giá thành cụ thể như sau:
+ Tính tổng chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch theo sản lượng thực tế của các loại sản phẩm.
+ Tính tỷ lệ giá thành (T) theo công thức:
+ Tính tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành thực tế của sản phẩm = (Tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch tính theo sản lượng thực tế của sản phẩm i) x Tỷ lệ giá thành + Tính giá thành đơn vị sản phẩm i:
Giá thành đơn vị sản phẩm i = Tổng giá thành sản phẩm i /Sản lượng thực tế sản phẩm i
Căn cứ vào giá thành thực tế tính được, kế toán ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán.
Có TK 154 (hoặc TK 631)
– Tự động cập nhật giá thành tính được vào chứng từ nhập kho thành phẩm, tự động tính ra giá cho các thành phẩm khi xuất kho
– Tự động nghiệm thu các công trình vụ việc, đơn hàng, hợp đồng.
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem TẠI ĐÂY