Kiến thức Tài chính kế toán Kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh thương...

Kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh thương mại

1904
Chi phí kinh doanh thương mại gồm: Chi phí thu mua hàng hóa, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Để đánh giá chất lượng quản lý chi phí kinh doanh thương mại, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu: Tổng mức phí, tỷ suất phí, tốc độ tăng, giảm phí…
Tổ chức tốt kế toán chi phí mua hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là biện pháp quan trọng để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp thương mại.
 
 

1. Kế toán chi phí mua hàng

 
Chi phí mua hàng là một bộ phận của chi phí lưu thông hàng hóa, nó bao gồm các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi, kiểm định hàng hóa, chi phí bảo hiểm hàng mua, chi phí hao hụt trong định mức của quá trình mua hàng…
Để tập hợp và phân bổ chi phí thu mua hàng hóa, kế toán sử dụng TK 156 (1562) – Chi phí mua hàng hoá và TK 611(6112)- Mua hàng hóa.
 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
 
  • Trình tự kế toán chi phí thu mua hàng hóa ở doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
– Khi chi phí thu mua hàng hóa phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 156 – Hàng hoá (1562)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK liên quan (111, 112, 141, 152, 331,…)
– Cuối kỳ tính và phản ánh chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có TK 156 – Hàng hoá (1562)
 
  • Trình tự kế toán chi phí thu mua hàng hoá ở doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
– Kết chuyển chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa và còn đầu kỳ:
Nợ TK 611 – Mua hàng (6112)
Có TK 156 -hàng hoá (1562)
– Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 611 – Mua hàng (6112)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK liên quan (111, 112, 331,…)
– Kết chuyển chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá tồn kho cuối kỳ:
Nợ TK 156 – Hàng hoá (1562)
Có TK 611- Mua hàng (6112)
– Kết chuyển chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có TK 611- Mua hàng (6112)
 

2. Kế toán chi phí bán hàng

 
Chi phí bán hàng cũng là một bộ phận của chi phí lưu thông hàng hóa. Trong kinh doanh nội thương chi phí bán hàng bao gồm:
– Chi phí nhân viên bán hàng.
– Chi phí vật liệu, bao bì dùng trong bán hàng.
– Chi phí công cụ, đồ dùng phục vụ cho bán hàng.
– Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng.
– Chi phí bảo hành hàng hóa.
– Chi phí các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng.
– Các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho bán hàng.
 
Trong kinh doanh xuất – nhập khẩu, chi phí bán hàng gồm: Chi phí bán hàng trong nước và chi phí bán hàng ngoài nước.
Trong đó :
– Chi phí bán hàng trong nước là những khoản chi phí phục vụ trực tiếp cho việc bán hàng hoá ở trong nước và các khoản chi phí phục vụ trực tiếp cho nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa nhưng phát sinh ở trong nước. Chi phí bán hàng trong nước cũng bao gồm các khoản mục chi phí giống như trong kinh doanh nội thương.
– Chi phí bán hàng ngoài nước là những khoản chi phí phục vụ cho việc xuất khẩu hàng hóa nhưng phát sinh ngoài địa phận nước ta. Chi phí bán hàng ngoài nước bao gồm:
+ Chi phí vận chuyển là những chi phí phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa bán ở nước ngoài.
+ Chi phí bảo hiểm: Là chi phí về mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu.
Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp thương mại có khối lượng hàng hóa tồn kho lớn, không ổn định giữa các kỳ có thể phân bổ chi phí bán hàng cho hàng hóa còn lại cuối kỳ và hàng hóa bán ra trong kỳ. Phương pháp phân bổ như sau:
 
  • Tính chi phí bán hàng phân bổ cho hàng hoá còn lại cuối kì
Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ = Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn đầu kỳ + Chi phí bán hàng cần phân bổ phát sinh trong kỳ x Trị giá hàng hoá còn lại cuối kỳ

Trị giá hàng hoá xuất trong kỳ +Trị giá hàng hoá còn lại cuối kỳ
Khi vận dụng công thức trên cần lưu ý:
– Để đơn giản việc tính toán chỉ phân bổ những khoản chi phí có tỷ trọng lớn cho hàng còn lại cuối kỳ, những khoản có tỷ trọng nhỏ tính hết cho hàng bán ra trong kỳ.
– Trị giá hàng hoá phải tính thống nhất theo cùng một loại giá (thường tính theo giá mua thực tế).
– Trị giá hàng hóa còn lại cuối kỳ gồm: Hàng mua đang đi đường cuối kỳ, hàng tồn kho cuối kỳ, hàng đang gửi bán cuối kỳ.
– Mẫu số công thức trên còn tính theo dạng khác:
Trị giá hàng hoá còn đầu kỳ + Trị giá hàng hoá nhập trong kỳ

 
  • Tính chi phí bán hàng phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ
Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng bán ra =Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn đầu kỳ +Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ – Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ

Để tập hợp và phân bổ chi phí bán hàng, kế toán sử dụng tài khoản 641 – Chi phí bán hàng. Tài khoản này gồm 7 tài khoản cấp hai :
– TK 6411: Chi phí nhân viên
– TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì.
– TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
– TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
– TK 6415: Chi phí bảo hành
– TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
– TK 6418: Chi phí bằng tiền khác.
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu như sau:
– Ghi các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK liên quan (334, 338, 152, 153, 214, 331, 111, 112…)
– Định kỳ ghi các khoản tính trước hoặc phân bổ dần vào chi phí bán hàng:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng.
Có TK 335 – Chi phí phải trả ( Số trích trước )
Có TK 142, 242 (Số phân bổ dần )
– Ghi các khoản thu tính giảm chi phí bán hàng:
Nợ TK liên quan (111, 112, 152….)
Có TK 641- Chi phí bán hàng
– Kết chuyển chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ (nếu có):
Nợ TK 142, 242.
Có TK 641- Chi phí bán hàng.
– Kết chuyển chi phí bán hàng phân bổ cho hàng bán ra :
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641- Chi phí bán hàng.
Để phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp, trong các doanh nghiệp thương mại, chi phí bán hàng được hạch toán riêng thành định phí và biến phí. Ở một số doanh nghiệp chi phí bán hàng còn được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh, theo các nhóm, mặt hàng.

 

3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

 
Nội dung và phương pháp kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp trong các doanh nghiệp thương mại cũng tương tự như kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp trong các doanh nghiệp sản xuất.

 

4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh thương mại

 
Trong doanh nghiệp thương mại, kết quả hoạt động kinh doanh cũng bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường được xác định bởi hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính, cách tính như sau:
Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường = Doanh thu thuần về bán hàng – Trị giá vốn hàng xuất bán + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng và chi phí QLDN phân bổ cho hàng bán ra

Trong đó: Doanh thu thuần về bán hàng được tính trên cơ sở tổng doanh thu bán hàng ban đầu trừ (-) các khoản giảm doanh thu bán hàng như: Doanh thu chấp nhận chiết khấu thương mại, doanh thu chấp nhận giảm giá, doanh thu của hàng bán bị trả lại, các khoản thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp.
Kết quả khác được xác định trên cơ sở các khoản thu nhập khác và chi phí khác:
Kết quả khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

Để xác định và phản ánh kết quả bán hàng, kế toán sử dụng TK 911- xác định kết quả kinh doanh.
Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng như sau:
– Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(5111)
Nợ TK 512 – Doanh thu nội bộ.(5121)
Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh .
– Kết chuyển trị giá vốn hàng hóa xuất bán, kế toán ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh .
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
– Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra :
Nợ TK 911- Xác định kết qủa kinh doanh .
Có TK 641- Chi phí bán hàng .
Có TK 642 – Chi phí QLDN.
– Tính và phản ánh kết quả bán hàng:
Nếu lãi ghi: Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh .
Có TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối (4212)
Nếu lỗ ghi: Nợ TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối (4212)
Có TK 911- Xác định kết qủa kinh doanh

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán chi phí sản xuất và giá thành như:

– Tự động tổng hợp chi phí phát sinh trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí; tự động phân bổ chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và tự động tính giá thành theo từng phương pháp tính giá thành.
– Tự động cập nhật giá thành tính được vào chứng từ nhập kho thành phẩm, tự động tính ra giá cho các thành phẩm khi xuất kho
– Tự động nghiệm thu các công trình vụ việc, đơn hàng, hợp đồng.

Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem TẠI ĐÂY
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không