Ý nghĩa về kinh tế, pháp lý của Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo).
Ý nghĩa kinh tế, ý nghĩa pháp lý của Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn
>> Bảng cân đối kế toán là gì? Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán theo mẫu B01-DNN
1. Phần tài sản
– Ý nghĩa kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu trong báo cáo phần tài sản thể hiện giá trị của các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đến thời điểm lập báo cáo như tiền, các khoản đầu tư tài chính, vật tư, hàng hoá, tài sản cố định… Căn cứ vào nguồn số liệu này cho phép đánh giá quy mô, kết cấu đầu tư vốn, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp từ đó, giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một kết cấu vốn hợp lý nhất với đặc điểm SXKD của doanh nghiệp đặc biệt là trong điều kiện tổng số vốn kinh doanh không thay đổi.
– Ý nghĩa pháp lý: Số liệu các chỉ tiêu trong phần tài sản thể hiện các loại vốn cụ thể mà doanh nghiệp đang có quyền quản lý, quyền sử dụng (kể cả quyền phải thu) trong hoạt động SXKD. Mặt khác doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc sử dụng lượng tài sản đó trong hoạt động SXKD nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
2. Phần nguồn vốn
– Ý nghĩa kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện giá trị và quy mô các nguồn vốn mà doanh nghiệp đã, đang huy động, sử đụng để bảo đảm cho lượng tài sản của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm lập báo cáo kế toán. Thông qua các chỉ tiêu này cho phép đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, kết cấu của từng nguồn vốn được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…
– Ý nghĩa pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện quyền quản lý và sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp trong việc đầu tư hình thành kết cấu tài sản. Mặt khác doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn như: Nguồn vốn cấp phát của Nhà nước, nguồn vốn góp của các nhà đầu tư, cổ đông, nguồn vốn vay với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, nguồn vốn trong thanh toán (với các chủ nợ, với cán bộ công nhân viên…)
Phần mềm kế toán MISA SME.NET giúp việc lập báo cáo tài chính trở nên dễ dàng với việc:
– Tự động hóa việc lập BCTC giúp tiết kiệm thời gian, báo cáo kịp thời
– Tự động phát hiện các sai lệch trên chứng từ, sổ sách, báo cáo và hướng dẫn cách thức xử lý
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem TẠI ĐÂY