Kiến thức Tài chính kế toán Những khái niệm, nguyên tắc kế toán tài chính

Những khái niệm, nguyên tắc kế toán tài chính

842
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.
Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Các nguyên tắc kế toán cơ bản

1. Cơ sở dồn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.
Các nguyên tắc kế toán cơ bản 2
Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

2. Hoạt động liên tục

Kế toán ở các đơn vị là việc ghi chép, phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp cho dù khả năng hoạt động của doanh nghiệp có thể là:
  • – Tiếp tục hoạt động:
  • – Có thể ngừng hoạt động.
Tuy vậy, theo khái niệm hoạt động liên tục thì công việc kế toán được đặt ra trong điều kiện giả thiết rằng đơn vị sẽ tiếp tục hoạt động vô thời hạn hoặc ít nhất còn hoạt động trong thời gian 1 năm nữa.
Khái niệm hoạt động liên tục có liên quan đến việc lập hệ thống báo cáo tài chính. Vì giả thiết đơn vị tiếp tục hoạt động, nên khi lập báo cáo tài chính người ta không quan tâm đến giá thị trường của các loại tài sản, vốn, công nợ… mặc dù trên thực tế giá thị trường có thể thay đổi, mà chỉ phản ánh tài sản của đơn vị theo trị giá vốn – hay còn gọi là “giá phí”.
Hơn nữa, vì quan niệm doanh nghiệp còn tiếp tục hoạt động nên việc bán đi những tài sản dùng cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp theo giá thị trường không đặt ra. Chính vì thế mà giá thị trường không thích hợp và thực sự không cần thiết phải phản ánh giá trị tài sản trên báo cáo tài chính.
Mặc dù vậy, trong trường hợp đặc biệt khi giá thị trường thấp hơn giá vốn, kế toán có thể sử dụng giá thị trường như yêu cầu của nguyên tắc “thận trọng”.
Mặt khác, khi một doanh nghiệp đang chuẩn bị ngừng hoạt động: Phá sản, giải thể, bán… thì khái niệm “hoạt động liên tục” sẽ không còn tác dụng nữa trong việc lập báo cáo, mà giá trị thị trường mới là có tác dụng.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

3. Giá gốc (giá vốn)

Nguyên tắc “giá gốc” là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của kế toán. Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các loại tài sản, vật tư, hàng hoá, các khoản công nợ, chi phí… phải được ghi chép, phản ánh theo giá gốc của chúng, tức là theo số tiền mà đơn vị bỏ ra để có được những tài sản đó.
Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Nguyên tắc “giá gốc” có mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm thước đo tiền tệ và nguyên tắc hoạt động liên tục.
Chính vì giả thiết đơn vị tiếp tục hoạt động, không bị giải thể trong một tương lai gần, nên người ta không quan tâm đến giá thị trường của các loại tài sản khi ghi chép và phản ánh chúng trên báo cáo tài chính, hơn nữa giá thị trường lại luôn biến động, nên kế toán không thể dùng giá thị trường để ghi chép, lập báo cáo tài chính được. Một lý do khác là để tính toán, xác định được kết quả kinh doanh là lãi hay lỗ người ta phải so sánh giữa giá bán với giá gốc.
Qua việc nghiên cứu những khái niệm thước đo tiền tệ, nguyên tắc hoạt động liên tục và nguyên tắc “giá gốc” ta thấy trong nhiều trường hợp thì bảng cân đối kế toán của đơn vị “không phải ánh lượng tiền” mà các tài sản của đơn vị có thể bán được hoặc thay thế được.
Mặt khác, bảng cân đối kế toán cũng “không phản ánh đúng” giá của đơn vị, bởi vì một tài sản của đơn vị có thể được bán cao hơn hoặc thấp hơn số tiền phản ánh tại thời điểm lập báo cáo. Đây chính là mặt “hạn chế” của các báo cáo tài chính do việc thực hiện nguyên tắc “giá gốc”.
Vận dụng nguyên tắc “giá gốc” chúng ta cũng có quy định việc ghi chép, phản ánh các loại tài sản theo trị giá vốn thực tế tại các thời điểm khác nhau:
  • Đối với tài sản, vật tư, hàng hoá mua ngoài nhập kho, thì giá trị vốn thực tế bằng giá mua cộng chi phí mua và cộng với thuế nhập khẩu (nếu có).
  • Đối với các loại chứng khoán thì trị giá vốn thực tế của chúng là giá mua cộng với các chi phí mua (chi phí môi giới, chi phí thông tin, các khoản lệ phí, phí ngân hàng…)
  • Đối với tài sản, vật tư tự sản xuất, gia công chế biến : giá trị vốn thực tế là giá thành sản xuất thực tế…
  • Đối với các tài sản, vật tư, hàng hoá xuất bán thì trị giá vốn thực tế là giá thực tế tại thời điểm  xuất kho.

Nguyên tắc trọng yếu trong kế toán doanh nghiệp

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu sự chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
Nguyên tắc trọng yếu trong kế toán doanh nghiệp
Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
Nguyên tắc trọng yếu – hay còn gọi là “thực chất”, giúp cho việc ghi chép kế toán đơn giản, hiệu quả hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính chất trung thực, khách quan.
Nguyên tắc này chú trọng đến các yếu tố, các khoản mục chi phí mang tính trọng yếu quyết định bản chất, nội dung của các sự kiện kinh tế, đồng thời lại cho phép bỏ qua không ghi chép các nghiệp vụ, sự kiện không quan trọng, không làm ảnh hưởng tới bản chất, nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

1. Nguyên tắc phù hợp

Kết quả hoạt động SXKD của đơn vị sau một kỳ hoạt động là số chênh lệch (lãi hoặc lỗ) giữa doanh thu bán hàng và chi phí tính cho số hàng đã bán.
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu, chi phí của các kỳ trước và chi phí của các kỳ sau nhưng liên quan đến doanh thu đó.
Nguyên tắc phù hợp đưa ra hướng dẫn về việc xác định chi phí để tính kết quả. Chi phí để tính toán, xác định kết quả hoạt động SXKD là tất cả các chi phí đã cấu thành trong số hàng đã bán (đó là giá thành toàn bộ của hàng đã bán).
Nói cách khác, nguyên tắc phù hợp đưa ra việc xác định phần chi phí tương ứng với doanh thu đã thực hiện.

2. Nguyên tắc thận trọng

Nguyên tắc này đề cập đến việc lựa chọn những giải pháp trong vô số giải pháp, sao cho ít ảnh hưởng nhất tới nguồn vốn chủ sở hữu, Với sự lựa chọn như vậy, kế toán chỉ ghi các khoản thu nhập khi có những chứng cơ chắc chắn, còn chi phí thì được ghi ngay khi chưa có chứng cớ chắc chắn.

Nguyên tắc trọng yếu trong kế toán doanh nghiệp 2

Với những tài sản có xu hướng giảm giá, mất giá hoặc không bán được, cần phải dự tính khoản thiệt hại để thực hiện việc trích lập dự phòng tính vào chi phí, hoặc cố gắng tính hết những khoản chi phí có thể được cho số sản phẩm, hàng hoá đã bán để số sản phẩm hàng hoá chưa bán được có thể chịu phần chi phí ít hơn…
Như vậy, nguyên tắc thận trọng đòi hỏi :
  • Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn.
  • Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
  • Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.
  • Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng cứ chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh.

3. Nguyên tắc nhất quán

Nguyên tắc này đòi hỏi việc áp dụng, thực hiện các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực và các phương pháp kế toán… phải thống nhất trong suốt các niên độ kế toán.

Trong những trường hợp đặc biệt, nếu có sự thay đổi chính sách kế toán đã lựa chọn thì đơn vị phải giải trình được lý do và sự ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong thuyết minh báo cáo tài chính.
Thực hiện nguyên tắc nhất quán sẽ đảm bảo cho số liệu thông tin của kế toán trung thực, khách quan và đảm bảo tính thống nhất, so sánh được của các chi tiêu giữa các kỳ với nhau.
Cần lưu ý rằng các khái niệm, nguyên tắc kế toán nêu trên cần được hiểu là những khái niệm, nguyên tắc cơ bản áp dụng cho kế toán tài chính. Còn ở phạm vi kế toán nói chung thì tại điều 7 Luật Kế toán Việt Nam có nêu nguyên tắc kế toán như sau:
Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc bao gồm chi phí mua, chi phí bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng .
Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp có sự thay đổi về các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
Nguyên tắc trọng yếu trong kế toán doanh nghiệp 3
Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Thông tin số liệu trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải công khai theo quy định về nội dung công khai báo cáo tài chính của Luật kế toán.
Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 nên trên còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách Nhà nước.
Về cơ bản giữa các nguyên tắc được thừa nhận trong phạm vi quốc tế và nguyên tắc quy định trong luật kế toán không có sự mâu thuẫn nhau chúng hoàn toàn nhất quán và bổ xung cho nhau mà thôi.

Phần mềm kế toán MISA đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ Tài chính – Kế toán theo đúng Thông tư 133/TT-BTC/2014 và Thông tư 200/TT-BTC/2016 của Bộ Tài chính. Phần mềm giúp doanh nghiệp chuẩn hóa sổ sách kế toán ngay từ đầu, giúp kế toán vận dụng hiệu quả các hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo…vào công tác kế toán tài chính doanh nghiệp.Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET, anh chị kế toán click xem thêm tại đây.

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không