>>> Phần mềm kế toán trong lĩnh vực xây lắp và xây dựng công trình
>>> Quy trình làm sổ sách kế toán cho các doanh nghiệp xây lắp
>>> Lĩnh vực xây dựng, xây lắp công trình – Một số phương pháp giúp doanh nghiệp quản lý tốt hoạt động tài chính, kế toán
Khái niệm chi phí sản xuất xây lắp
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau, công dụng và mục đích khác nhau song chung quy gồm có chi phí về lao động sống như chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương; chi phí về lao động vật hoá như nguyên vật liệu, khấu hao về TSCĐ…
Chi phí sản xuất là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận, do đó việc quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí là hết sức cần thiết. Để có thể giám sát và quản lý tốt chi phí cần phải phân loại chi phí theo các tiêu thức thích hợp.
Đối tượng hạch toán chi phí và phương pháp hạch toán chi phí
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với hoạt động, đặc điểm của từng công trình thi công và đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mới tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp cầu phải dựa vào những đặc điểm sau:
– Đặc điểm tổ chức thi công của doanh nghiệp
– Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm xây lắp
– Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí
– Yêu cầu về trình độ quản lý của doanh nghiệp
Trình tự kế toán và tổng hợp chi phí sản xuất
Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng
Bước 2: Tính toán và phân bổ giá trị dịch vụ của các ngành SXKD phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng dịch vụ phục vụ và giá thành đơn vị dịch vụ
Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí SX chung cho các đối tượng có liên quan
Bước 4: Xác định chi phí SX dở dang cuối kỳ
Phân loại giá thành sản phẩm
Theo thời điểm và nguồn số liệu:
– Giá thành kế hoạch: xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán kinh phí.
– Giá thành định mức: xác định trước khi bước vào sản xuất đựơc xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch.
– Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các cho phí thực tế phát sinh trong sản xuất ra SP.
2. Theo chi phí phát sinh:
– Giá thành sản xuất
– Giá thành tiêu thụ
– Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ của SP = Giá thành SX + Chi phí quản lý DN + Chi phí bán hàng
Đối tượng tính giá thành chính là các sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính gía thành đơn vị. Đối tượng có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền SX tuỳ theo yêu cầu của cách hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành
Giá thành đơn vị SP = Tổng giá trị SP hoàn thành : Số lượng SP hoàn thành
Giá thành đơn vị SP từng loại = Giá thành đơn vị SP gốc * Hệ số quy đổi từng loại
Tổng giá trị các loại SP hoàn thành = Giá trị SPDD đầu kỳ + Tổng CP phát sinh trong kỳ – Giá trị SPDD cuối kỳ
Tỉ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế của tất cả SP : Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của tất cả SP
Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ:
Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm
Giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành lại có mối quan hệ mật thiết với nhau về bản chất, chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp được trong kỳ là cơ sở, căn cứ để tính giá thành.
Trên đây là một số lưu ý cơ bản trước khi bạn bắt tay vào thực hiện kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành xây lắp. Để theo dõi cách thức triển khai cụ thể của việc: kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp, kế toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán chi phí nhân công trực tiếp… bạn có thể truy cập tại bài viết Những điều cần biết về kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp của misa.com.vn.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp như:
– Tính giá thành cho từng Công trình/Hợp đồng/Dự án
– Quản lý doanh thu, chi phí và lãi lỗ của từng dịch vụ/công trình/hợp đồng/dự án