Kiến thức Tài chính kế toán Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo...

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ

4476
Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. 
 
 

Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

 
Khác với những doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ phải tiến hành kiểm kê tất cả các NVL, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng.

Cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí cho sản phẩm hoàn thành của hàng đã bán. Vì vậy, việc hạch toán trong chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này cũng có những khác biệt. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hoá, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:

Trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất trong kỳ = Trị giá vốn của hàng hóa còn lưu đầu kỳ + Trị giá vốn thực tế của hàng hóa tăng thêm trong kỳ – Trị giá vốn thực tế của hàng hóa còn lưu cuối kỳ.

 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp KKĐK
 
Như vậy, theo phương pháp kiểm kê định kỳ, khi nhập hàng bắt buộcphải ghi chi tiết, kịp thời; còn khi xuất ra để bán, sử dụng thì không cần ghi theo thời điểm xuất nhưng đến cuối tháng bắt buộc phải kiểm kê thực tế hàng tồn kho để tính giá trị hàng xuất.

Tài khoản sử dụng

 
Tài khoản 611 “Mua hàng”:
Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế của số vật liệu mua vào, xuất trong kỳ. Kết cấu TK 611:

– Bên Nợ:
+ Kết chuyển trị giá vật tư tồn đầu kỳ
+ Trị giá vật tư nhập trong kỳ

– Bên Có:
+Kết chuyển trị giá vật tư tồn cuối kỳ
+Kết chuyển trị giá vật tư xuất trong kỳ

Tài khoản 611 cuối kỳ không có số dư, chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:

– TK 6111 “Mua nguyên vật liệu”
– TK 6112 “Mua hàng hoá”

Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”, 151 “Hàng mua đi đường”

– Bên Nợ:
+ Giá trị vật tư tồn, vật tư đi đường đầu kỳ
+ Giá trị vật tư tồn, vật tư đi đường cuối kỳ

– Bên Có:

+ Kết chuyển giá trị vật tư tồn, vật tư đi đường đầu kỳ

Hạch toán chi phí NVLTT

Để phản ánh các chi phí NVL xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán cũng dùng TK 621 không ghi theo chứng từ xuất dùng NVL mà ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị NVL tồn kho và đang đi đường. Nội dung phản ánh của TK 621 giống như phương pháp kê khai thường xưyên.

Cuối kỳ sau khi tính tổng giá trị vật liệu đã dùng cho trực tiếp sản xuất
Nợ TK 621 – Trị giá NVL xuất dùng

Có TK 6111- Giá trị NVL sử dụng trong kỳ

Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL
Nợ TK 631- Tổng hợp chi phí NVLTT cho từng đối tượng

Có TK 621 – Trị giá NVL

Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Tập hợp chi phí NCTT
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334 – Lương phải trả cho công nhân (chi tiết đối tượng­)

Có TK 338 – Các khoản phải trả khác cho công nhân

Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT
Nợ TK 631 – Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng chi phí

Có TK 622 – Chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí

Hạch toán chi phí sản xuất chung
Tập hợp chi phí SXC
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 111, 112, 331, 214, 242, 142, 6111 – Tập hợp chi phí SXC

Cuối kỳ kết chuyển chi phí SXC
Nợ TK 631 – Tổng hợp chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng

Có TK 627 – Kết chuyển chi phí SXC theo từng đối tượng

Tổng hợp chi phí sản xuất kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Tài khoản sử dụng: TK 631 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:

Bên Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới việc chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên có: Kết chuyển giá trị san phẩm dở dang cuối kỳ vào TK 154
Giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành.

Dư cuối kỳ: Cuối kỳ không có số dư và nó được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng chịu chi phí.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán chi phí sản xuất và giá thành như: 
– Tự động tổng hợp chi phí phát sinh trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí; tự động phân bổ chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và tự động tính giá thành theo từng phương pháp tính giá thành.
– Tự động cập nhật giá thành tính được vào chứng từ nhập kho thành phẩm, tự động tính ra giá cho các thành phẩm khi xuất kho
– Tự động nghiệm thu các công trình vụ việc, đơn hàng, hợp đồng.

Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem Tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không