Kiến thức Tài chính kế toán Kế toán khoản phải trả nội bộ như thế nào?

Kế toán khoản phải trả nội bộ như thế nào?

2086
Cần kế toán khoản phải trả nội bộ ra sao? Thực hiện kế toán giữa các đơn vị thành viên trong cùng một doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng misa.com.vn đi tìm câu trả lời thông qua bài viết “Kế toán khoản phải trả nội bộ như thế nào?” này nhé!
 
 
Kế toán khoản phải trả nội bộ

Khoản phải trả nội bộ là gì?


Trước hết, ta cần hiểu được khái niệm của “nợ phải trả”. Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nợ phải trả của một doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ phải trả thông thường, dự phòng nợ phải trả và nợ tiềm tàng (Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01).
Khoản phải trả nội bộ là các khoản phải trả giữa cấp trên và cấp dưới và giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ doanh nghiệp. Trong đó:
Đơn vị cấp trên phải là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh độc lập, không phải là cơ quan quản lý.
Các đơn vị cấp dưới (các đơn vị thành viên) là các đơn vị trực thuộc hoặc phụ thuộc nhưng phải là đơn vị có tổ chức kế toán riêng.

Các chứng từ cần để làm kế toán khoản phải trả nội bộ


Để có thể thực hiện công tác kế toán khoản phải trả nội bộ, cần có đầy đủ các giấy tờ, chứng từ sau đây:
  – Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn vận chuyển nội bộ.
  – Hóa đơn thuế GTGT.
  – Phiếu thu, phiếu chi.
  – Giấy báo Nợ, giấy báo Có.
  – Các chứng từ gốc có liên quan…
 
Kế toán khoản phải trả nội bộ
 

Sử dụng Tài khoản kế toán 336 để hạch toán khoản phải trả nội bộ


Tài khoản kế toán 336 là tài khoản được sử dụng để thực hiện công tác kế toán khoản phải trả nội bộ của mỗi doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản 336 là:
Bên Nợ:
– Số tiền đã trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;
– Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc đã nộp doanh nghiệp;
– Số tiền đã trả các khoản mà các đơn vị nội bộ chi hộ, hoặc thu hộ đơn vị nội bộ;
– Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả của cùng một đơn vị có quan hệ thanh toán.
Bên Có:
– Số vốn kinh doanh của đơn vị hạch toán phụ thuộc được doanh nghiệp cấp
– Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc phải nộp doanh nghiệp;
– Số tiền phải trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;
– Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác.
Số dư bên Có:
– Số tiền còn phải trả, phải nộp cho doanh nghiệp và các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp.
 
Tài khoản kế toán 366 này có 4 tài khoản cấp 2 là: 
Tài khoản 3361 – Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh: Tài khoản này chỉ mở ở đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc để phản ánh số vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp trên giao.
Tài khoản này không phản ánh số vốn của các công ty con hoặc đơn vị có bản chất là công ty con (các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập) nhận góp từ công ty mẹ.
Tài khoản 3362 – Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá: Tài khoản này chỉ mở ở BQLDA trực thuộc doanh nghiệp là Chủ đầu tư, dùng để phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh phải trả doanh nghiệp.
Tài khoản 3363 – Phải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá: Tài khoản này chỉ mở ở BQLDA trực thuộc doanh nghiệp là Chủ đầu tư, dùng để phản ánh khoản chi phí đi vay được vốn hóa phát sinh phải chuyển cho doanh nghiệp .
Tài khoản 3368 – Phải trả nội bộ khác: Phản ánh tất cả các khoản phải trả khác giữa các đơn vị nội bộ trong cùng một doanh nghiệp.

Kế toán khoản phải trả nội bộ – Một số giao dịch chủ yếu


Nội dung này của tài khoản kế toán nội bộ được chia ra làm hai phần cụ thể. Đó là hạch toán tài khoản kế toán 336 tại đơn vị hạch toán phụ thuộc và hạch toán tài khoản kế toán 336 tại doanh nghiệp có đơn vị hạch toán phụ thuộc (đơn vị cấp trên).
 

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không