Kiến thức Tài chính kế toán Nội dung chi phí và doanh thu tài chính – Những điều...

Nội dung chi phí và doanh thu tài chính – Những điều cần biết

10825

Để làm tốt công tác kế toán hoạt động tài chính, kế toán viên cần nắm rõ toàn bộ nội dung chi phí và doanh thu tài chính. Đây là một hoạt động có vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt tình hình tài chính.

Bài viết “Nội dung chi phí và doanh thu tài chính – Những điều cần biết” dưới đây của sme.misa.vn sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.

Nội dung chi phí và doanh thu tài chính

Chi phí tài chính là gì?

Chi phí tài chính là một khoản chi phí cụ thể mà doanh nghiệp cần phải chi trả liên quan đến các hoạt động đầu tư như: chi phí cho vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, chi phí liên kết, lãi, lỗ và các giao dịch chuyển nhượng, mua bán chứng khoán…

Để thực hiện công tác kế toán chi phí hoạt động tài chính theo đúng Thông tư 133, kế toán viên cần nắm rõ các nội dung và các quy định kế toán chi phí tài chính của Tài khoản 635.

Bên cạnh đó, phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET sẽ giúp bạn hạch toán doanh thu và thu nhập khác theo đúng quy định quản lý tài chính – kế toán của Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC

Để dùng thử, trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, anh chị kế toán vui lòng click xem tại đây:

dùng thử phần mềm kế toán misa

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 635 – Kế toán chi phí tài chính

Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…; Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái…

Bên Nợ:

Các khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ.

Trích lập bổ sung dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước).

Bên Có:

Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết).

Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính.

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamKhi hạch toán tài khoản 635 này cần tôn trọng một số quy định sau:

Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. KHÔNG hạch toán vào Tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây:

  • Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ;
  • Chi phí bán hàng;
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp;
  • Chi phí kinh doanh bất động sản;
  • Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;
  • Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác;
  • Chi phí tài chính khác.

Quy định kế toán chi phí tài chính một số giao dịch kinh tế chủ yếu

Tại bài viết Hạch toán chuyên sâu tài khoản 635 – Chi phí tài chính, misa.com.vn đã nêu rất chi tiết về cách thức, quy định kế toán chi phí tài chính theo đúng chuẩn Thông tư 133 của Bộ Tài chính. Tại đây bạn sẽ được hướng dẫn hạch toán chi phí hoạt động tài chính của một số giao dịch kinh tế thường gặp trong mỗi doanh nghiệp như:

  • Kế toán chi phí tài chính khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán,
  • Kế toán các chi phí phát sinh cho hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ,
  • Kế toán khi phát sinh chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn, phải phân bổ dần…

Nội dung chi phí và doanh thu tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính là gì?

Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản doanh thu thu được thông qua các hoạt động tài chính. Cụ thể như: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 515 – Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

doanh thu tiền lãi, lợi nhuận được chia, doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính gồm:

Tiền lãi:

  • Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;…
  • Cổ tức, lợi nhuận được chia;
  • Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
  • Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
  • Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
  • Lãi tỷ giá hối đoái;
  • Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;
  • Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
  • Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.

Bên Nợ:

  • Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có).
  • Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang Tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có:

  • Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia.
  • Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết.
  • Chiết khấu thanh toán được hưởng.
  • Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh.
  • Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ.
  • Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh.
  • Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính.
  • Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ.

Khi hạch toán tài khoản 515 này cần tôn trọng một số quy định sau:

Doanh thu hoạt động tài chính được phản ánh trên Tài khoản 515 bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền.

Đối với các khoản doanh thu từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu.

Đối với khoản doanh thu từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá ngoại tệ bán ra và giá ngoại tệ mua vào.

Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó.

Đối với khoản thu nhập từ nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, doanh thu được ghi nhận vào TK 515 là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc.

Bên cạnh đó, phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET sẽ giúp bạn hạch toán doanh thu và thu nhập khác theo đúng quy định quản lý tài chính – kế toán của Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC

Để dùng thử, trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, anh chị kế toán vui lòng click xem tại đây:

dùng thử phần mềm kế toán misa

Quy định kế toán doanh thu hoạt động tài chính một số giao dịch kinh tế chủ yếu

Có khoảng 15 nghiệp vụ kinh tế chủ yếu khi thực hiện công tác kế toán doanh thu tài chính cho doanh nghiệp. Kế toán viên phải nắm rõ các quy định kế toán doanh thu của TK 515 để có thể dễ dàng quản lý và kiểm soát tình hình doanh thu cho doanh nghiệp mình.

Hãy truy cập bài viết ” Hướng dẫn hạch toán tài khoản 515 – Tài khoản doanh thu hoạt động tài chính” để được sme.misa.vn hướng dẫn chi tiết nhất cách thức thực hiện kế toán doanh thu hoạt động tài chính nhé.

Hệ thống TK kế toán được chia làm 9 loại như sau:

tài khoản kế toán, doanh thu doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn

  • Loại 1: Tài sản ngắn hạn

Gồm 14 Tk cấp1 và 9 Tk cấp 2 (Tiểu khoản) phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của Doanh nghiệp.

  • Loại 2: Tài sản dài hạn

Gồm 5 TK cấp 1 và 9 TK cấp 2. Loại này phản ánh toàn bộ giá trị TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính hiện hành tại Doanh nghiệp.

  • Loại 3: Nợ phải trả

Loại này gồm 10 TK cấp 1 và 17 TK cấp 2, 2 Tk cấp 3. Các TK này phản ánh các khoản nợ phải trả cũng như tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả.

  • Loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu

Gồm 6 TK cấp 1 và 7 TK cấp 2. Loại này phản ánh nguồn hình thành và tình hình biến động của các nguồn vốn chủ sở hữu

  • Loại 5: Doanh thu

Loại này gồm 2 TK cấp 1 và 3 Tk cấp 2, được dùng để phản ánh toàn bộ doanh thu từ bán hàng và doanh thu từ hoạt động tài chính cùng các khoản ghi giảm doanh thu.

  • Loại 6: Chi phí SXKD

Loại này gồm 4 TK cấp 1, được sử dụng để tập hợp và kết chuyển các khoản thuộc hoạt động SXKD và HĐ tài chính (Loại này Ckỳ không có số dư)

  • Loại 7: Thu nhập khác

Loại này có 1 Tk cấp 1 phản ánh các khoản thu nhập khác thực tế phát sinh trong kỳ của DN

  • Loại 8: Chi Phí khác: Gồm 1 TK cấp 1

Loại này dùng để tập hợp và kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác thực tế phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp.

  • Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh.

Gồm 1 TK cấp 1 dùng để xác định KQ các hoạt động KD mà DN tiến hành

Bên cạnh đó, phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET sẽ giúp bạn hạch toán doanh thu và thu nhập khác theo đúng quy định quản lý tài chính – kế toán của Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC

Để dùng thử, trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, anh chị kế toán vui lòng click xem tại đây:

dùng thử phần mềm kế toán misa

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không