Kiến thức Tài chính kế toán Làm thế nào để kế toán các khoản giảm trừ doanh thu?

Làm thế nào để kế toán các khoản giảm trừ doanh thu?

219
Theo thông tư 133 sẽ không còn các khoản giảm trừ doanh thu Tài khoản 521, vậy người kế toán làm thế nào để hạch toán các khoản trừ doanh thu? Bài viết trên sẽ cung cấp mọi thông tin, hướng dẫn cách kế toán các khoản giảm trừ doanh thu theo nội dung thông tư 133 và trình tự hạch toán kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.
 
 

 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

 

Trong kế toán các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu gồm:

 

Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính doanh thu thuần và kết quả kinh doanh trong kì kế toán. Các khoản giảm trừ doanh thu phải được phản ánh, theo dõi chi tiết, riêng biệt trên những tài khoản kế toán phù hợp, nhằm cung cấp các thông tin kế toán để lập báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả kinh doanh; thuyết minh báo cáo tài chính).
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng đã bán bị trả lại, thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp và thuế xuất nhập khẩu.

 

Cách hạch toán kế toán các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 133

 
1. Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
– Doanh nghiệp chiết khấu thương mại cho khách hàng thì kế toán chiết khấu thương mại như sau:
+ Nợ tài khoản 511: Phần chiết khấu cho khách hàng chưa thuế GTGT
+ Nợ tài khoản 333: Phần thuế GTGT trên giá trị hàng chiết khấu cho khách hàng.
+ Có tài khoản 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng.
– Doanh nghiệp giảm giá hàng bán cho khách hàng thì kế toán giảm giá hàng bán như sau:
+ Nợ tài khoản 511: Giá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng chưa có thuế GTGT
+ Nợ tài khoản 333: Phần thuế GTGT trên giá trị giảm giá hàng bán
+ Có tài khoản 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán.
– Doanh nghiệp chấp nhận nhận lại hàng đã bán thì kế toán doanh thu hàng đã bán bị trả lại như sau:
+ Nợ tài khoản 511: Giá trị hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế GTGT
+ Nợ tài khoản 333: Phần thuế GTGT của số hàng đã bán bị trả lại
+ Có tài khoản 131: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại.
 

2. Đối với doanh nghiệp kế toán thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp thì hạch toán kế toán các khoản giảm trừ doanh thu như sau:

 
– Doanh nghiệp chiết khấu thương mại cho khách hàng thì kế toán chiết khấu thương mại như sau:
+ Nợ tài khoản 511: Phần chiết khấu cho khách hàng chưa thuế GTGT
+ Có tài khoản 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng.
– Doanh nghiệp giảm giá hàng bán cho khách hàng thì kế toán giảm giá hàng bán như sau:
+ Nợ tài khoản 511: Giá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng chưa có thuế GTGT
+ Có tài khoản 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán.
– Doanh nghiệp chấp nhận nhận lại hàng đã bán thì kế toán doanh thu hàng đã bán bị trả lại như sau:
+ Nợ tài khoản 511: Giá trị hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế GTGT
+ Có tài khoản 131: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại.
 

 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 

Trình tự hạch toán kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu

 
– Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế xuất khẩu, kế toán ghi:
+ Nợ tài khoản 111, 112, 131
+ Có tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
– Kế toán phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải ghi:
+ Nợ tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Có tài khoản 3332 – Thuế TTĐB
+ Có tài khoản 3333 – Thuế xuất nhập khẩu
– Khi nộp thuế, căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi sổ:
+ Nợ tài khoản 3332 – Thuế TTĐB
+ Nợ tài khoản 3333 – Thuế xuất nhập khẩu
+ Có tài khoản 111, 112./.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán bán hàng như:- Cho phép theo dõi được doanh số bán hàng theo từng mặt hàng, nhóm mặt hàng; theo nhân viên, cửa hàng, từng bộ phận kinh doanh, chi nhánh hoặc toàn công ty; theo từng khách hàng, nhóm khách hàng; Xem Báo cáo lãi lỗ theo từng đơn đặt hàng, hợp đồng…- Kết nối trực tiếp phần mềm hóa đơn điện tử: Cho phép xuất HĐĐT ngay trên phần mềm kế toán; Ký số lên HĐĐT không cần USB token và Tự động hạch toán doanh thu- Tự động cảnh báo tình trạng của Khách hàng như: Đang hoạt động, Ngừng hoạt động…giúp giảm thiểu việc kê khai các hóa đơn không hợp lệ.- Tự động kết chuyển lãi lỗ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
 

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không