Kiến thức Tài chính kế toán 4 sai phạm thường gặp nhất khi thanh kiểm tra thuế mà...

4 sai phạm thường gặp nhất khi thanh kiểm tra thuế mà kế toán phải biết

3944
Việc thay đổi các chính sách khiến các doanh nghiệp không kịp thời cập nhật thông tin. Nhiều doanh nghiệp gặp rủi ro với việc không lắm bắt tốt tình hình dẫn đến dễ xảy ra những trường hợp hiểu sai hoặc bị các cơ quan thuế điều tra và xử lý sai phạm. Dưới đây là 4 sai phạm thường gặp nhất khi thanh kiểm tra thuế mà kế toán phải biết.
 
 

1. Thuế GTGT

 

a) Thuế GTGT đầu ra

 
– Kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT như trường hợp thanh toán giai đoạn xây dựng cơ bản, trường hợp đã bán hành dịch vụ nhưng chưa thu được tiền.
– Xác định sai hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế dẫn đến việc phân bổ thuế đầu vào không đúng; xác định không đúng đối tượng chịu thuế GTGT;
 
– Kê khai sót hoá đơn, lập hoá đơn bán hàng không đúng quy định;
 
– Chưa thực hiện kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hàng xuất biếu tặng, bán sản phẩm;
 
– Xuất vật tư nhiên liệu bán hoặc cho đối tượng bên ngoài mượn không kê khai thuế GTGT đầu ra;
 
– Xác định sai thuế suất thuế GTGT đầu ra;
 
– Kê khai không đầy đủ doanh thu tính thuế, kê khai thấp hơn hoá đơn dẫn đến làm giảm số thuế đầu ra, giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, được khấu trừ;
 
– Phản ánh, hạch toán chưa kịp thời các khoản doanh thu phát sinh dẫn đến kê khai chưa kịp thời khoản thuế GTGT đầu ra tương ứng như thu nhập bán phế liệu, doanh thu các công trình xây dựng cơ bản đã nghiệm thu khối lượng hoàn thành, các khoản phải thu khác của các nhà thầu nước ngoài;
 
– Bán hàng hóa cho người tiêu dùng thường không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn ghi giá thanh toán thấp hơn giá thực tế thu tiền;
 
– Hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực, thành lập nhiều chi nhánh trên nhiều địa bàn khác nhau nhưng chỉ kê khai nộp thuế những lĩnh vực kinh doanh chính;
 
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng ký hợp đồng thi công với chủ đầu tư theo phương thức có bao thầu nguyên vật liệu, nhưng khi xuất hoá đơn doanh nghiệp tách riêng phần giá trị máy móc, thiết bị hoặc tách riêng giá trị cát và kê khai thuế GTGT theo thuế suất thuế 5%, thay vì phải kê khai toàn bộ giá trị công trình theo thuế suất của hoạt động xây dựng là 10%;
 
– Khoản thu tiền trước của khách hàng đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, doanh nghiệp không xuất hóa đơn kê khai thuế GTGT;…
 

b) Khai sai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

 
– Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh;
 
– Không phân bổ hoặc phân bổ không đúng tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng chung cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT và hoạt động xuất khẩu do chưa đủ điều kiện hưởng thuế suất 0%;
 
– Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đối với tài sản chuyển mục đích sử dụng từ phục vụ cho hoạt động chịu thuế GTGT sang phục vụ cho hoạt động không chịu thuế GTGT;
 
– Kê khai khấu trừ thuế GTGT hoá đơn bất hợp pháp;
 
– Kê khai trùng hóa đơn đầu vào;
 
– Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào tương ứng đối với giá trị lô hàng nhập khẩu bị hao hụt, tổn thất hoặc do điều chỉnh giảm giá, giảm lượng hàng hóa nhập khẩu;
 
– Không kê khai điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ đối với hàng hóa, vật tư, nguyên liệu bị tổn thất đã được cơ quan Bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác bồi thường;
 
– Kê khai khấu trừ thuế GTGT chưa đúng quy định của pháp luật về thuế:
 
+ Kê khai khấu trừ hóa đơn trên 20 triệu đồng nhưng chưa thanh toán qua ngân hàng;
 
+ Kê khai khấu trừ hoá đơn của các khoản chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh, không liên quan đến doanh thu;
 
+ Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi trả hộ nhà cung cấp;
 
+ Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí tiêu dùng cá nhân không phục vụ sản xuất kinh doanh;
 
+ Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí cho văn phòng đại diện của công ty mẹ;
 
+ Sử dụng hoá đơn GTGT đầu vào thiếu chỉ tiêu, các hoá đơn bất hợp pháp theo quy định để khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
 
trường hợp sai phạm thuế
 

2. Về thuế TNDN

 

a) Doanh thu tính thuế TNDN

 
– Xác định thiếu doanh thu tính thuế, sai niên độ làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số được miễn, giảm trong kỳ. Để ngoài sổ sách kế toán doanh thu tính thuế TNDN có hành vi trốn thuế;
 
– Ghi nhận chưa đầy đủ doanh thu tính thuế; chưa ghi nhận các khoản thu nhập tài chính đối với khoản lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện trong kỳ;
 
– Xác định doanh thu không đúng theo giá trị nghiệm thu thanh toán A-B trong hoạt động xây lắp, có các công trình xây dựng đã nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa kê khai thuế kịp thời, không lập hóa đơn hoặc lập hóa đơn doanh thu thấp hơn thực tế thanh toán;
 
– Kê khai doanh thu chịu thuế không đầy đủ, trốn, giấu doanh thu bằng nhiều phương pháp tinh vi, thông đồng giữa bên mua và bên bán thông qua các hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán, giảm giá hàng bán ra nước ngoài…
 
– Thông qua hoạt động liên kết với công ty mẹ ở nước ngoài để nâng chi phí, giảm doanh thu để làm giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam;
 
– Chưa kê khai doanh thu đối với các khoản thu tiền chuyển quyền sử dụng đất khu dân cư, chuyển quyền sử dụng đất và chuyển quyền thuê đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; chưa kê khai giá vốn của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất tương ứng với doanh thu phát sinh;
 
– Chưa hạch toán vào thu nhập các khoản tiền được bồi thường;
 
– Không kê khai tính thuế đối với khoản thu nhập từ dịch vụ dạy học, dạy nghề;
 

b) Hạch toán vào chi phí các khoản chi phí không đúng quy định khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

 
– Trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng quy định;
 
– Kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất vào giá vốn hàng bán trong kỳ, không tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh, không phân bổ chi phí SXKD cho sản phẩm dỡ dang cuối kỳ;
 
– Hạch toán khối lượng nguyên liệu vào kết quả kinh doanh cao hơn khối lượng quyết toán công trình;
 
– Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa khối lượng hàng hóa, dịch vụ mua vào;
 
– Hạch toán chi phí lãi vay không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh vào chi phí, vay cá nhân với lãi suất cao hơn 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định;
 
– Hạch toán vào quỹ lương không đúng theo Hợp đồng lao động, tiền thưởng nhân viên, các khoản chi phụ cấp không đúng quy định hoặc vượt mức quy định đã đăng ký với Sở lao động thương binh, chi thù lao cho hội đồng quản trị không trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh;
 
– Chi tiền thưởng nhân dịp lễ, tết cho người lao động ngoài số tiền được quy định trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể;
 
– Hạch toán vào chi phí các khoản chi phí chưa phù hợp doanh thu trong kỳ, các khoản chi phí trích trước mà thực tế chưa chi, các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, các khoản chi phí vượt dự toán, vượt định mức, khoản chi phí không hợp lý, chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh, chi phí không có hoá đơn chứng từ hợp pháp;
 
– Xác định giá vốn không chính xác;
 
– Hạch toán vào chi phí khoản khấu hao TSCĐ không đúng quy định, Chi phí khấu hao của tài sản không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh các khoản chi phí khấu hao TSCĐ của máy móc thiết bị trong thời gian không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh;
 
– Chi phí khấu hao của TSCĐ không đủ hồ sơ theo quy định, tài sản không phải của doanh nghiệp nhưng vẫn trích khấu hao, trích khấu hao vượt quy định, công cụ dụng cụ dùng nhiều năm nhưng phân bổ một lần vào chi phí;
 
– Chi mua sắm tài sản cố định nhưng hạch toán một lần vào chi phí mà không hạch toán tăng tài sản cố định và tính khấu hao theo qui định. Hạch toán các khoản nâng cấp tài sản vào chi phí;
 
– Chi vượt định mức về các khoản chi cho phép như chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại;
 
– Không hoàn nhập các khoản trích trước nhưng thực tế chưa chi.
 
trường hợp sai phạm thuế
 

c) Miễn, giảm thuế TNDN

 
– Kê khai miễn giảm thuế TNDN chưa đúng quy định: điều kiện được ưu đãi, thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế;
– Chuyển số lỗ không đúng quy định;
 
– Hạch toán chi phí không đúng niên độ kế toán, đặc biệt là CSKD chuyển từ giai đoạn được miễn thuế TNDN sang giảm thuế TNDN;
 
– Một số doanh nghiệp xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm theo Nghị Quyết số 30/2008/NQ-CP, Nghị quyết 08/2011/QH13…chưa chính xác;
 
– Không hạch toán riêng thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi mà xác định miễn, giảm thuế TNDN trên tổng thu nhập hoặc phân bổ thu nhập được hưởng ưu đãi không đúng phương pháp theo quy định;
 
– Cố tình hạch toán tăng, giảm chi phí giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh được ưu đãi về thuế và không được ưu đãi thuế để làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo hướng có lợi nhất;
 
– Áp dụng ưu đãi thuế TNDN cho cả các khoản thu nhập khác như: thu nhập hoạt động tài chính, các khoản hoàn nhập dự phòng…
 
– Xác định thuế TNDN được miễn, giảm do ưu đãi đầu tư cho dự án đã hết thời gian hưởng ưu đãi đầu tư.
 

d) Chuyển giá, mua bán lỗ

 

3. Về thuế thu nhập cá nhân

 
a) Đối với tổ chức: Theo quy định, các cơ quan chi trả phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN ngay khi chi trả cho người lao động, tuy nhiên sai phạm thường gặp là không khấu trừ đối với các hợp đồng lao động dưới 3 tháng.
 
b) Đối với cá nhân: Cá nhân có nghiều nguồn thu nhập nhưng không để ý, dẫn đến không tự quyết toán với Cơ quan thuế mà thực hiện ủy quyền cho cơ quan chi trả.
 

4. Về các loại thuế khác

 
Thường xảy ra khai chậm so với thời điểm hoàn thành dịch vụ, mua bán hàng hóa.
 
 
Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm kế toán tại đây:
 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không