Kiến thức Tài chính kế toán Quy định về việc đóng nhờ bảo hiểm xã hội bắt buộc...

Quy định về việc đóng nhờ bảo hiểm xã hội bắt buộc ở công ty

4992
Nhiều kế toán gặp khó khi phải đối mặt với các trường hợp xin đóng bảo hiểm xã hội nhờ. Việc đóng bảo hiểm xã hội nhờ tại một công ty đã được quy định rất rõ trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Dưới đây là những quy định theo Luật bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm xã hội nhờ mà kế toán cần lưu ý.
 
 

Đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 2: Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về luật lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Như vậy, theo quy định trên thì người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng, HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong doanh nghiệp.

Nếu trường hợp người ngoài doanh nghiệp xin đóng BHXH và hàng tháng nộp 100% tiền bảo hiểm. Trường hợp này, hai người ngoài không làm việc tại công ty, không thuộc đối tượng đóng mà công ty yêu cầu thì sẽ không được đóng hộ BHXH.

 
bảo hiểm xã hội

 

Quy định về hành vi đóng nhờ BHXH

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp


1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyên, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giả mạo”.


Như vậy nếu công ty có người đóng bảo hiểm giả mạo, người gửi công ty đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng và công ty bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và quá trình đóng sẽ không được ghi nhận.
 
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không