Kiến thức Tài chính kế toán Quy trình kế toán công ty sản xuất nhựa

Quy trình kế toán công ty sản xuất nhựa

2996
Đối với các công ty sản xuất nhựa, việc nắm quy trình sản xuất là điều rất cần thiết. Quy trình sản xuất tại tại các công ty nhựa bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, chính vì vậy kế toán cần nắm được toàn bộ quá trình này để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất mặt hàng này.

Quy trình sản xuất nhựa PE, PVC bao gồm nhiều giai đoạn: Hạt nhựa cho vào máy nghiền; Pha hỗn hợp keo, phụ gia cho vào máy kéo sợi để kéo thành sợi; Kéo sợi xong chuyển sang máy chỉ đan thành vải nhựa, PE thì kéo thành màng vv… Trong quá trình sản xuất luôn có sản phẩm phụ và phế liệu, phế liệu được quay lại máy cán, máy ép nhựa, pha keo ban đầu để tiếp tục kéo sợi. Cuối cùng chuyển sang máy cắt để chuyển thành thành phẩm (hoặc bán thành phẩm – nếu như có khâu làm thành sản phẩm nguyên chiếc).

Tóm lại, khi mua dây chuyền, bên kỹ thuật đã có đầy đủ các tham số về năng lực, công suất máy, bên kế hoạch sản xuất và bên thiết kế (nếu có) xây dựng các chỉ tiêu về nguyên vật liệu đầu vào, kích thước sản phẩm đầu ra. Trên cơ sở định mức kỹ thuật, khi có đơn hàng phòng kế hoạch lập các yêu cầu nguyên liệu cho từng giai đoạn (có thể từng ngày hoặc từng tuần, tuỳ vào hợp đồng sản xuất và khả năng dự trữ nguyên liệu).

Đối với công ty quy mô nhỏ, ít người thì kế toán có thể đồng thời là bộ phận lập kế hoạch sản xuất (trên cơ sở định mức xây dựng cho từng loại sản phẩm), theo dõi kho, theo dõi quá trình sản xuất, tính giá thành vv…

>> Hướng dẫn hạch toán các nghiệp vụ công ty sản xuất
>> 03 phương pháp tính giá thành mà kế toán sản xuất cần nắm rõ
>> Kế toán chi phí sản xuất và cách tính giá thành sản phẩm
>> Tổng quan về quản trị sản xuất và phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả cho các doanh nghiệp hiện nay

1. Quản lý đầu vào đối với công ty sản xuất nhựa

Quản lý đầu vào bao gồm quản lý nguyên liệu: hạt nhựa, phế liệu thu mua như vải nhựa, dép rách vv.., các hoá thành phẩm, bán thành phầm: sợi nhựa, vải nhựa, phế liệu từng khâu vv…
Nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa không nhiều, cách theo dõi dễ nhất là cân, mỗi thứ đưa vào sản xuất đều qua bàn cân, tổng số lượng bán thành phẩm xuất ra sau từng khâu sẽ phải bằng tổng số lượng cân nguyên liệu đưa vào chuyền.

Trong công tác quản lý kho, nếu doanh nghiệp càng quy chuẩn hóa được chi tiết tới đâu càng tốt, gắn được trách nhiệm của từng người trong quá trình vận chuyển của nguyên liệu thông qua chứng từ luân chuyển: Phiếu xác nhận đơn hàng (nhu cầu lĩnh nguyên liệu), Phiếu lĩnh vật tư theo đơn hàng (xác định cả lượng thực lĩnh và lượng còn được lĩnh). Các loại phiếu tờ này cần gắn với yếu tố con người, vị trí lĩnh vật tư. Cuối ngày có người thống kê các giấy tờ như vậy để lập báo cáo sản xuất, báo cáo dự trù nguyên liệu.

Phân loại và mã hóa kho nguyên liệu cho việc sản xuất: Trong một xưởng sản xuất nhựa, các dây chuyền thường được liên kết gần nhau trong nhà kho rộng, để thuận tiện cho công tác quản lý nguyên liệu đầu vào, người quản lý, thống kê cần có sự mã hóa thông minh các mã nguyên liệu sao cho thể hiện được các yếu tố: Nhóm nguyên liệu, vị trí lưu trữ nguyên liệu, chuyền tiếp nhận nguyên liệu (nếu cần), màu sắc của nguyên liệu (cái này với sản phẩm nhựa có lẽ cũng rất cần thì phải (giống như ngành may mặc). Khi lập sổ cũng bố trí, phân loại theo dõi hợp lý để có thể tìm kiếm, thống kê thông tin một cách nhanh nhất, thậm chí, với cùng một loại nguyên liệu nhưng có vị trí lưu kho khác nhau thì phải được mã hóa bởi các chỉ tiêu khác nhau bởi vì có nhiều nguyên liệu trong sản xuất nhựa rất khó di dời từ vị trí này sang vị trí khác.

 quy trình kế toán công ty sản xuất nhựa

2. Quản lý sản xuất đối với công ty sản xuất nhựa

Trong một dây chuyền sản xuất, việc quản lý bán thành phẩm là cực kỳ quan trọng, giám sát được bán thành phẩm tại các công đoạn đồng nghĩa với giám sát được tiến độ sản xuất, muốn tăng giảm tiến độ sản xuất từng loại sản phẩm thì người điều hành bắt buộc phải theo dõi tiến độ nhập xuất của bán thành phẩm từng khâu trong dây chuyền. Việc theo dõi lập sổ nhập xuất bán thành phẩm có lẽ đơn giản hơn kho nguyên liệu, nhưng cần xác định một số yếu tố sau: thế nào được gọi là một công đoạn hay một chuyền, lấy cơ sở gì để phân loại như thế, có thể dây chuyền từ lò làm nóng chảy hạt nhựa và máy trộn hỗn hợp bằng một chuyền.

Trong quản lý bán thành phẩm còn phải quản lý bán thành phẩm đang nằm trên chuyền vì nhiều khâu, hết ca, hết giờ làm mà sản phẩm vẫn mắc trên chuyền không đưa vào kho bán thành phẩm được. Trường hợp này thường khó có cách nào cân đong đo đếm sản phẩm đang trên chuyền một cách chính xác, người theo dõi cần so sánh giữa nguyên liệu đầu vào với nguyên liệu đầu ra (bằng cách cân số lượng và so sánh chênh lệch) và bằng mắt thường để kiểm tra số lượng trên chuyền, việc này nhằm tránh mất mát do công nhân ăn cắp nguyên liệu, cuối kỳ ấn định cần xác định lại toàn bộ số lượng các khâu: nguyên liệu, bán thành phẩm trên chuyền, bán thành phẩm nhập kho để cân đối kiểm tra hao hụt mất mát.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không