Kiến thức Tài chính kế toán Mô tả công việc kế toán ngành nội thất

Mô tả công việc kế toán ngành nội thất

4102

Kế toán nội thất là ngành nghề thách thức với nhiều kế toán do kế toán do nhiều công việc phát sinh trong quá trình thực hiện công việc. Thêm vào đó, việc bóc tách công trình khiến kế toán tốn nhiều thời gian và công sức. Dưới đây là những công việc của kế toán ngành nội thất.

 
>> Hướng dẫn tổng hợp hạch toán cho công ty xây dựng
>> Hướng dẫn hạch toán chi phí thuê máy thi công
>> Kinh nghiệm quyết toán thuế kế toán doanh nghiệp xây dựng cần biết

I. Công việc cụ thể của kế toán ngành nội thất

 

Kế toán ngành nội thất ngoài những công việc cơ bản của kế toán thì cần phải thực hiện việc ghi chép, theo dõi, tiếp nhận và xử lý các thông tin liên qua đến tài chính của công ty kinh doanh ngành nghề nội thất. Công việc có phần tương tự như các kế toán ngành xây dựng nói chung như:- Theo dõi và quản lý từng hợp đồng xây dựng, nắm bắt được chi tiết từng hợp đồng xây dựng.

– Dự toán công trình để nắm được chính xác định mức chi phí, khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình.
– Theo dõi chi phí máy, nhân công máy theo từng công trình.
– Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chí phí nhân công, chi phí sử dụng máy thu công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại và mất mát… Đồng thời chủ động báo cáo tình trạng thực tế với định mức có trong dự án.
– Kế toán công ty nội thất cũng cần biết áp dụng đúng giá cho từng hạng mục tại từng địa phương riêng biệt.
– Mỗi hạng mục, công trình đi kèm một dự toán riêng. Do vậy khi hạch toán chi phí cần chú ý vào giá trị từng công trình đó.
– Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công trong thực tế, nhật ký thi công đối với các máy thi công nhằm xác định mức tiêu nhiên liệu cụ thể đối với các máy phục vụ cho công trình xây dựng.
– Tập hợp và phân bổ chi phí cho từng công trình.
– Kế toán cũng cần lưu ý cách quản lý và theo dõi tiến độ thi công công trình sao cho hiệu quả nhằm giảm thiểu sai sót và rủi ro cho kế toán.
– Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình.
– Lập báo cáo hằng tháng, quý và báo cáo cuối năm.
 
ke-toan-noi-that

II. Một số lưu ý với kế toán nội thất

 

1. Xuất hóa đơn

Căn cứ vào điều 16 Khoản 2 điểm a TT 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014. Ngày hoàn thành việc cấp và lập hóa đơn không phân biệt tiền thu và không thu. Trường hợp nếu thu tiền trước khi cung ứng dịch vụ hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

2. Thuế GTGT

Căn cứ vào điều 8 Khoản 2 TT số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013. Thời điểm cung ứng hoặc lập hóa đơn cung ứng dịch vụ là thời điểm tính thuế GTGT, không phân biết thời gian thu.
 

3. Thuế TNDN

Căn cứ theo Điều 3 khoản b TT 96/2015-BTC ngày 22/06/2015, bổ sung Khoản 2 Điều 5 TT 78/2014/TT-BTC. Thời điểm tính tiền TNDN là thời điểm hoàn thành cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần theo quy định tại khoản 3 Điều 5 TT 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 TT 119/2014-BTC.
form-news
 

>> Hướng dẫn tổng hợp hạch toán cho công ty xây dựng
>> Hướng dẫn hạch toán chi phí thuê máy thi công
>> Kinh nghiệm quyết toán thuế kế toán doanh nghiệp xây dựng cần biết

 
Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:
 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
 
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không