Kiến thức Tài chính kế toán Vi phạm hợp đồng kinh tế, kế toán hạch toán như thế...

Vi phạm hợp đồng kinh tế, kế toán hạch toán như thế nào?

17324

Trong quá trình kí kết các hợp đồng kinh doanh, doanh nghiệp không thể tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra và phải chịu bồi thường khi vi phạm hợp đồng kinh tế. Dưới đây là một số hướng dẫn kế toán thực hiện hạch toán kế toán khi vi phạm hợp đồng, kế toán các doanh nghiệp cần lưu ý để tránh khỏi các sai sót.

1. Quy định về việc nộp phạt vi phạm hợp đồng

Theo Thông tư 219/2013 TT-BTC, Điều 5, Khoản 1, quy định về việc nộp phạt vi phạm hợp đồng như sau:

“Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền”.

Có nghĩa là:

  • Nếu cơ sở kinh doanh nhận khoản thu tiền về bồi thường thì phải lập chứng từ thu theo quy định
  • Nếu cơ sở kinh doanh phải nộp khoản tiền bồi thường thì phải lập chứng từ nộp theo quy định
  • Nếu cơ sở kinh doanh bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ
  • Cơ sở kinh doanh nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

2. Quy định về Thuế thu nhập doanh nghiệp khi vi phạm hợp đồng kinh tế

Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 6, quy định về nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi vi phạm hợp đồng kinh tế như sau:

“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, cơ sở kinh doanh sẽ nộp khoản chi phí nộp phạt vì vi phạm hành chính vào khoản chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng điều kiện sau:

  • Cơ sở kinh doanh lập phiếu chi tiền cho khoản phạt vi phạm hợp đồng kinh tế
  • Trong hợp đồng kinh tế phải ghi rõ nguyên nhân phạt, mức phạt và tiền phạt
Khoản thu cơ sở kinh doanh nhận từ vi phạm hành chính là khoản thu nhập khác chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

kế toán hạch toán vi phạm hợp đồng kinh tế

3. Hướng dẫn hạch toán tiền vi phạm hợp đồng kinh tế

3.1. Đối với bên thu tiền vi phạm hợp đồng kinh tế

  • Trường hợp 1: Các khoản tiền phạt được ghi giảm giá trị tài sản:

Nợ TK 331, 111, 112…

Có các TK 151, 153, 154, 156, 241, 211…

  • Trường hợp 2: Các khoản tiền phạt được ghi nhận vào thu nhập khác:

Nợ 331, 111, 112…

Có TK 711 – thu nhập khác.

  • Trường hợp 3: Các khoản được bên thứ ba bồi thường (như tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh…)

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 152,…

3.2. Đối với bên chi tiền vi phạm hợp đồng kinh tế

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có các TK 111, 112

Có TK 333

Có TK 338

Vi phạm hợp đồng kinh tế sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, thương hiệu, uy tín của cả hai bên. Vì vậy, khi quyết định ký kết hợp đồng, các bên tham gia cần tuân thủ đúng thỏa thuận, tránh ảnh hưởng đối phương. Nếu trường hợp bất khả kháng thì cả hai nên thỏa thuận thỏa đáng với nhau trước để giảm tối đa tổn thất.

form-news
Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không