Kiến thức Tài chính kế toán Các bước hạch toán kế toán khách sạn – nhà hàng, kế...

Các bước hạch toán kế toán khách sạn – nhà hàng, kế toán trong ngành cần nắm rõ

13522
Đối với kế toán khách sạn – nhà hàng, trong công tác hạch toán kế toán sẽ có những đặc thù riêng của lĩnh vực. Dưới đây là một số hướng dẫn về các bước hạch toán kế toán khách sạn – nhà hàng, các kế toán có thể lưu ý để tránh các sai sót.

1. Thủ tục về chứng từ đầu vào

  • Bảng kê khai, đề xuất, dự trù các sản phẩm hàng hóa đã mua, cần mua do trưởng các bộ phận xác nhận
  • Đề nghị ứng tiền để thu mua hàng hóa
  • Đề nghị thanh toán
  • Phiếu chi tiền
  • Bảng thống kê các khoản chi phí mua
  • Sổ đối chiếu quyết toán thu mua với chi phí tạm ứng hàng ngày của nhân viên thu mua
  • Hóa đơn thu mua hàng hóa.

2. Quy trình thực hiện chung

2.1. Trường hợp nhà cung cấp, người bán hàng mang sản phẩm đến giao trực tiếp tại nhà hàng tại cổng bảo vệ

Bước 1:
  • Bộ phận bếp căn cứ Menu khách đặt lập “Giấy đề nghị, đề xuất, dự trù mua hàng hóa vật tư”
(Kèm theo Phiếu xác nhận dịch vụ hoặc hợp đồng cung ứng dịch ăn uống)
  • Giấy đề nghị của đơn vị phải do Trưởng đơn vị, trưởng bộ phận ký chính, người đề xuất sẽ ký nháy
  • Trong trường hợp phó trưởng đơn vị ký cần có “Giấy ủy quyền” theo mẫu của phòng Tổ chức Hành chính.
Hoặc trưởng bộ phận phải có thông báo xác nhận ủy quyền miệng cho phó trưởng đơn vị ký thay bằng công cụ: email, skype, bộ đàm, điện thoại…

Bước 2:

  • Bộ phận bếp mang “Giấy đề nghị + phiếu xác nhận dịch vụ hoặc hợp đồng đặt dịch vụ” gửi phòng kế toán người trực tiếp nhận là Nhân viên tiếp phẩm trực tiếp đi thu mua xem xét các góc độ nghiệp vụ: nhà cung cấp, đầu mối thu mua, giá cả thị trường…
  • Phòng Kế toán nhân viên thu mua sau khi đã xem xét kỹ càng tính hợp lệ và khả năng cung ứng thì ghi ngày nhận giấy đề nghị và ký nháy vào giấy đề nghị góc trái hoặc bên phải của mục kế toán trưởng bộ phận phòng kế toán, nếu cần thiết thì có thể photocopy trả lại cho người gửi 1 bản sao giấy đề nghị (giấy này làm cơ sở để xem xét trách nhiệm, chất lượng phục vụ của phòng QTTB)

Sau đó nhân viên tiếp phẩm thu mua trình kế toán trưởng ký chính xác lập việc thu mua để tiến hành đi thu mua kịp thời

Bước 3:

Kế toán trưởng ký chính giao lại Nhân viên tiếp phẩm thu mua trình “Giấy đề nghị mua hàng” và làm tờ trình (kèm bảng báo giá – nếu có) trình Giám đốc xem xét chỉ đạo hướng giải quyết (nếu giấy đề nghị hợp lệ)

Chú ý: Nếu là tài sản có giá trị lớn thì nhân viên liên hệ Nhà cung cấp lấy báo giá tài sản (Ít nhất 3 bảng báo giá cạnh tranh của 3 Nhà cung cấp).

Bước 4:

Giám đốc ký duyệt giao lại nhân viên tiếp phẩm tiến hành thông báo và làm việc với Nhà cung cấp được lựa chọn để đặt hàng.

Bước 5:
 
  • Nhân viên thu mua hàng hoá điện thoại, fax hoặc email đơn đặt hàng cho nhà cung cấp yêu cầu cung cấp hàng, xác định thời gian giao hàng cụ thể.
  • Nhân viên tiếp phẩm Ký nhận Biên bản bàn giao, hóa đơn chứng từ & nghiệm thu tài sản: hóa đơn lẻ, hóa đơn, bảng kê…
  • Người bán ký tá xác nhận và bàn giao tài sản chuyển quyền sở hữu vào chứng từ: hóa đơn lẻ, hóa đơn, bảng kê…
  • Nhân viên bảo vệ sẽ đứng bên tham gia kiểm định với vai trò là người giám sát và ghi sổ theo dõi xác nhận việc bàn giao trên vào sổ lưu.

Bước 6:

Nhân viên tiếp phẩm liên hệ phòng ban có nhu cầu sử dụng và đề xuất xuống nhận và bàn giao và chuyển chứng từ cho kế toán kho tiếp nhận theo dõi nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu và phân theo dõi các phòng ban.

Bước 7:

  • Tiến hành làm thủ tục thanh toán, quyết toán theo đầy đủ thủ tục như mục 1
  • Sau khi được duyệt, Phòng tài chính kế toán lập phiếu chi tiền lập Ủy Nhiệm chi hoặc chứng từ ngân hàng khác cho người đề nghị thanh toán, thủ qũy chi tiền hoặc kế toán ngân hàng làm các thủ tục chuyển khoản, người nhận tiền phải ký, ghi rõ họ tên đầy đủ..
  • Nếu mua nợ thì chuyển chứng từ cho kế toán nhập liệu đầu vào kiêm kế toán công nợ tổng hợp để theo dõi.
các bước hạch toán kế toán khách sạn - nhà hàng

2.2. Trường hợp nhân viên tiếp phẩm trực tiếp đi thu mua ngoài

Bước 1:
  • Đơn vị có nhu cần mua sắm tài sản, vật tư hàng hóa, nguyên vật liệu làm “Giấy đề nghị, đề xuất, dự trù mua hàng hóa vật tư”.
  • Giấy đề nghị của đơn vị phải do Trưởng đơn vị, trưởng bộ phận ký chính, người đề xuất sẽ ký nháy
  • Trong trường hợp phó trưởng đơn vị ký cần có “Giấy ủy quyền” theo mẫu của phòng Tổ chức Hành chính. Hoặc trưởng bộ phận phải có thông báo xác nhận ủy quyền miệng cho phó trưởng đơn vị ký thay bằng công cụ: email, sky, bộ đàm, điện thoại…

Bước 2:

Đơn vị mang “Giấy đề nghị“ gửi phòng kế toán người trực tiếp nhận là Nhân viên tiếp phẩm trực tiếp đi thu mua xem xét các góc độ nghiệp vụ: nhà cung cấp, đầu mối thu mua, giá cả thị trường…

Bước 3:
 
  • Phòng Kế toán nhân viên thu mua sau khi đã xem xét kỹ càng tính hợp lệ và khả năng cung ứng thì ghi ngày nhận giấy đề nghị và ký nháy vào giấy đề nghị góc trái hoặc bên phải của mục kế toán trưởng bộ phận phòng kế toán, nếu cần thiết thì có thể photocopy trả lại cho người gửi 1 bản sao giấy đề nghị (giấy này làm cơ sở để xem xét trách nhiệm, chất lượng phục vụ của phòng QTT).
  • Nhân viên tiếp phẩm lập giấy đề nghị tạm ứng theo mẫu : căn cứ nghiệp vụ chuyên môn và ước lượng giá cả thị trường cho các món hàng sẽ mua sẽ ước lập số tiền TẠM ỨNG.

Bước 4:

Kế toán trưởng ký chính giao lại Nhân viên tiếp phẩm thu mua trình “Giấy đề nghị, đề xuất mua hàng, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu” và Giấy đề nghị tạm ứng (kèm bảng báo giá – nếu có) trình Giám đốc xem xét chỉ đạo hướng giải quyết (nếu giấy đề nghị hợp lệ).

Bước 5:

Giám đốc ký duyệt giao lại nhân viên tiếp phẩm tiến hành trực tiếp đi thu mua ở các đầu mối chợ, siêu thị, nguồn hàng khác để cung cấp kịp thời đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh.

Bước 6:
 
  • Nhân viên tiếp phẩm Ký nhận Biên bản bàn giao, hóa đơn chứng từ: hóa đơn lẻ, hóa đơn, bảng kê…và mang sản phẩm hàng hóa về công ty, Người bán ký tá xác nhận đầy đủ vào: hóa đơn lẻ, hóa đơn, bảng kê…
  • Hàng về công ty Nhân viên bảo vệ kiểm định với vai trò là người giám sát và ghi sổ theo dõi xác nhận việc bàn giao trên vào sổ lưu.

Bước 7:

Nhân viên tiếp phẩm liên hệ phòng ban có nhu cầu sử dụng và đề xuất xuống nhận và bàn giao và chuyển chứng từ cho kế toán kho tiếp nhận theo dõi nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu và phân chia theo dõi chi tiết cho các phòng ban sử dụng.

Bước 8:
 
  • Tiến hành làm thủ tục thanh toán, quyết toán theo đầy đủ thủ tục như mục a
  • Sau khi được duyệt, Phòng tài chính kế toán lập phiếu chi lập Ủy Nhiệm chi hoặc chứng từ ngân hàng khác cho người đề nghị thanh toán, thủ qũy chi tiền hoặc kế toán ngân hàng làm các thủ tục chuyển khoản, người nhận tiền phải ký, ghi rõ họ tên đầy đủ..
  • Nếu mua nợ thì chuyển chứng từ cho kế toán nhập liệu đầu vào kiêm kế toán công nợ tổng hợp để theo dõi.

3. Cách hạch toán kế toán khách sạn – nhà hàng

Kế toán dùng TK 632 để theo dõi hạch toán như sau:
 
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí NVL trang bị cho phòng, buồng ngủ như xà phòng, trà, giấy vệ sinh, bàn chải đánh răng,nước phục vụ theo tiêu chuẩn, kem, dầu gội đầu,…
  • Hạch toán vào TK 621 (theo QD15) hoặc TK 154 ( theo QD 48)
Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả và các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ phòng, buồng
  • Hạch toán vào TK 622 (theo QD15) hoặc TK 154 (theo QD 48)
Chi phí sản xuất chung: bao gồm lương của người quản lý trực tiếp, lương của nhân viên phục vụ như lễ tân, chi phí công cụ, khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác bằng tiền.
Hạch toán vào TK 627 (theo QD15) hoặc TK 154 ( theo QD 48)
  • Với hạch toán theo Quyết định 15, cuối tháng thêm bút toán kết chuyển
Nợ 154
Có 621, 622, 627
Cả 2 QĐ đều kết chuyển vào giá vốn: Nợ 632/ có 154

Hạch toán về nước uống ngoài tiêu chuẩn:

Thông thường thì các khách sạn sẽ setup cho mỗi phòng (trong mini bar) là 1 chai nước/khách/ngày. Cái này gọi là nước uống trong tiêu chuẩn (đã tính trong giá cho thuê phòng)

Nếu nước uống ngoài tiêu chuẩn (khách dùng thêm) có thu thêm tiền thi phần thu này hạch toán:

Nợ 1111/ Có 5111, Có 33311,
và Nợ 632/ có 156 , 152 của giá gốc nước thu thêm.

Kế toán không theo dõi các chi phí giá vốn trực tiếp bằng TK 632, mà tất cả các chi phí phát sinh đều phản ảnh vào 2 tài khoản chi phí bán hàng (641 theo QD15, 6421 theo QD48). Và tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (642 theo QD15, 6422 theo QD48).form-news

Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không