Kiến thức Tài chính kế toán Quy định về thời gian phân bổ công cụ dụng cụ theo...

Quy định về thời gian phân bổ công cụ dụng cụ theo chế độ kế toán

28991
Khi doanh nghiệp thực hiện mua công cụ dụng cụ để phục vụ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về thời gian phân bổ công cụ dụng cụ theo chế độ kế toán để tránh các sai sót trong quá trình thực hiện.

1. Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ theo chế độ kế toán

Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 47 quy định về nguyên tắc hạch toán tài khoản 242 chi phí trả trước như sau:

“c) Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.
d) Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.”

Theo Chuẩn mực số 01 chuẩn mực chung tại đoạn số 06 quy định về nguyên tắc phù hợp như sau:

“Phù hợp 06.
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.”

Căn cứ theo quy định trên :

  • Doanh nghiệp lựa chọn thời gian phân bổ công cụ dụng cụ cho phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
  • Căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của CCDC và doanh thu tương ứng trong kỳ để xác định chi phí phân bổ của CCDC
  • Căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn thời gian và tỷ lệ phân bổ chi phí CCDC cho phù hợp.

| Đọc thêm: Kiểm kê phát hiện thừa, thiếu hàng hóa, NVL, CCDC, thành phẩm thì kế toán xử lý như thế nào?

thời gian sử dụng CCDC

2. Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ theo quy định của pháp luật thuế

Thông tư 96/2015/TT-BTC tại Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:

“Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.”

Căn cứ theo quy định trên, thì:

  • Doanh nghiệp tự xác định thời gian phân bổ công cụ, dụng cụ cho phù hợp
  • Thời gian để phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh tối đa không quá 3 năm.

3. Hạch toán bút toán phân bổ công cụ dụng cụ

Mua công cụ dụng cụ về dùng ngay
Nợ TK 242
Nợ TK 133
Có TK 111, 112Mua công cụ dụng cụ về nhập kho
Căn cứ phiếu nhập kho, kế toán ghi:Nợ TKk 153
Nợ TK 133
Có TK 111, 112

Khi xuất dùng hoặc cho thuê
Nợ TK 242
Có TK 153

Định kỳ tiến hành phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ đã xuất kho theo tiêu thức hợp lý.
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,…
Có TK 242

Kết luận:
Doanh nghiệp tự xác định thời gian phân bổ công cụ dụng cụ đảm bảo phù hợp với doanh thu, chi phí và tùy thuộc vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Việc phân bổ chi phí mua công cụ, dụng cụ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, không quá 3 năm

Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không