Kiến thức Tài chính kế toán Xử lý tài sản cố định hình thành tự xây dựng, sản...

Xử lý tài sản cố định hình thành tự xây dựng, sản xuất

7681
Trong các hoạt động xây dựng, sản xuất khi hình thành tài sản cố định thì doanh nghiệp có cần phải lập hóa đơn hay không và cách hạch toán các loại tài sản cố định hình thành tự xây dựng, thủ tục với tài sản cố định tự xây dựng này sẽ như thế nào. Dưới đây là một số hướng dẫn căn bản giúp kế toán tránh khỏi các sai sót trong quá trình thực hiện.

1. Có phải lập hóa đơn nghiệm thu đối với tài sản cố định tự xây dựng

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định:

“4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.

Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế gtgt thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế gtgt đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.”

Theo điều 4 thông tư số 45/2013/TT-BTC Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất quy định:

– Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp tài sản cố định đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
– Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của tài sản cố định hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa tài sản cố định hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).
– Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng: Nguyên giá tài sản cố định do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp tài sản cố định do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
Như vậy:
  • Nếu doanh nghiệp tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định thì khi nghiệm thu, bàn giao không cần phải lập hóa đơn
  • Nếu doanh nghiệp thuê một đơn vị sản xuất, xây dựng TSCĐ thì khi nghiệm thu, bàn giao phải xuất hóa đơn

tài sản cố định hình thành tự xây dựng, sản xuất

2. Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện như sau:
  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng (trong trường hợp đất đi thuê hoặc đi mượn).
  • Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.”
Lưu ý:
Nếu Doanh nghiệp bạn có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (nếu đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp)
  • Hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất (nếu đất đi thuê hoặc đi mượn).
  • Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao.
  • Hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Nếu doanh nghiệp bạn tự xây dựng thì cần biên bản nghiệm thu, bàn giao quyết toán giá trị công trình.

3. Cách hạch toán tài sản cố định tự xây dựng, sản xuất

  • Trong quá trình xây dựng các bạn tập hợp chi phí:
Nợ TK – 241: Xây dựng cơ bản
Nợ TK – 133: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK – 111, 112, 152, 153, 331 …
  • Khi hoàn thành, có biên bản nghiệm thu, bàn giao, quyết toán giá trị => Quyết định tăng tài sản cố định:
Nợ TK – 211: Tài sản cố định hữu hình.
Có TK – 241.
  • Sau đó tính trích khấu hao tài sản cố định:
Nợ TK – 627, 641, 642 … (Tùy vào mục đích sử dụng).
Có TK – 214: Hao mòn tài sản cố định.
form-news
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không