Kiến thức Tài chính kế toán Tài khoản lưỡng tính là gì? Các tài khoản lưỡng tính trong...

Tài khoản lưỡng tính là gì? Các tài khoản lưỡng tính trong kế toán

21738
Ngoài những tài khoản chỉ được phép có số dư cuối kỳ bên nợ hoặc bên có thì có những tài khoản sẽ mang tính chất lưỡng tính được phép có cả số dư cuối kỳ bên nợ hoặc bên có tùy biến vào các trường hợp. Vậy có những loại tài khoản lưỡng tính nào trong kế toán?

1. Định nghĩa về tài khoản lưỡng tính

Tài khoản lưỡng tính là những tài khoản có thể có số dư cuối kỳ bên nợ mà cũng có thể có số dư cuối kỳ bên có. Trong khi các tài khoản khác chỉ được có số dư bên nợ hoặc số dư có hoặc không có số dư cuối kỳ.
tài khoản lưỡng tính trong kế toán

2. Danh sách chi tiết những tài khoản lưỡng tính và ý nghĩa về số dư từng bên của từng tài khoản lưỡng tính

2.1. Danh sách chi tiết tiết những tài khoản lưỡng tính

Hiện nay có các tài khoản lưỡng tính bao gồm:
  • TK 131: Phải thu của khách hàng
  • TK 331: Phải trả cho người bán
  • TK 1388: Phải thu khác
  • TK 334: Phải trả cho người lao động
  • TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
  • TK 338: Phải trả khác
  • TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

2.2. Chi tiết ý nghĩa về số dư từng bên của từng tài khoản lưỡng tính

  • TÀI KHOẢN 131: Phải thu khách hàng (Tức liên quan đến bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng)
– TK 131 số dư Nợ thể hiện là Công ty đã bán hàng rồi mà chưa thu tiền. Khi trình bày trên bảng cân đối kế toán là mã số 131 hoặc 211 tùy theo ngắn hạn hay dài hạn.

– TK 131 số dư Có thể hiện khách hàng ứng trước tiền cho Công ty và Công ty có nghĩa vụ phải giao hàng cho khách hàng. Tức là Công ty chưa giao hàng cho khách hàng mà đã nhận tiền trước của khách hàng, khi trình bày trên bảng cân đối kế toán là mã số 312 hoặc 332 tùy theo ngắn hạn hay dài hạn.

+ Ví dụ: Tài khoản 131 có số dư bên Nợ
Bán lô hàng trị giá 100 triệu, thuế GTGT 10 % cho Công ty A, A đã nhận được hàng và nhận nợ sang kỳ sau thanh toán.
Định khoản:
Nợ 131 (A): 110.000.000
Có 511: 100.000.000
Có 33311: 10.000.000

+ Ví dụ: Tài khoản 131 có số dư bên Có
Ngày 1/3/2011, DN nhận ứng trước của công ty A là 100 triệu bằng tiền gửi ngân hàng HSBC (Đã có báo có của ngân hàng)
Định khoản:
Nợ 1121 (HSBC) 100
Có 131 (Cty A) 100.
  • TÀI KHOẢN 331 (Phải trả nhà cung cấp). Liên quan đến việc mua hàng hóa dịch vụ của nhà cung cấp
– TK 331 số dư Có thể hiện là Công ty đã mua hàng của nhà cung cấp nhưng chưa trả tiền. Kế toán trình bày trên bảng cân đối kế toán là mã 311 hoặc 331 tùy theo ngắn hạn hay dài hạn

– TK 331 số dư Nợ thể hiện công ty đã trả tiền cho nhà cung cấp và nhà cung cấp phải có nghĩa vụ trả hàng cho Công ty. Kế toán trình bày trên bảng cân đối kế toán là mã 212 hoặc 132 tùy theo ngắn hạn hay dài hạn

+ Ví dụ Tài khoản 331 số dư bên có
Ngày 1/1/2018 mua chiếc xe ô tô về để phục vụ cho ban giam đốc chưa trả tiền cho THACO trị giá 1 tỷ chưa VAT và VAT là 100 triệu
Nợ 2113: 1.000.000.000
Nợ 1332: 100.000.000
Có 331 (THACO): 1.100.000.000

+ Ví dụ tài khoản 331 số dư bên nợ
Ngày 5/1/2018 trả trước tiền 10% cho nhà cung cấp Nguyễn Kim để mua chiếc ti vi bằng chuyển khoản ACB. Với số tiền ứng trước là 10 triệu và chưa nhận hàng, qua ngày 10/1/2018 mới nhận hàng
Nợ 331 (Nguyễn Kim): 10.000.000

  • TÀI KHOẢN 1388 (Phải thu khác): Phải thu cổ tức, phải thu về tiền lãi cho vay, phải thu liên quan cho mượn tiền, các khoản phải bắt đối tượng làm mất phải bồi thường (Xem cụ thể TT 200)

– Tài khoản 1388: Số dư Bên nợ thể hiện các khoản phải thu khác mà công ty chưa thu được. Kế toán khi trình bày trên bảng cân đối kế toán là mã số 136 hoặc 216 tùy theo ngắn hạn hay dài hạn

– Tài khoản 1388: Số dư Bên có thể hiện số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu thì phải có nghĩa vụ trả lại cho đối tượng trả dư. Kế toán khi trình bày trên Bảng cân đối kế toán là mã 319

+ Ví dụ tài khoản 1388 số dư bên nợ
Ngày 1/1/2018 cho Nhân viên A mượn tiền là 100.000.000
Nợ 1388 (Mr A): 000.000
Có 1111: 100.000.000

+ Ví dụ tài khoản 1388 số dư bên có
Sang 5/1/2018 Mr A trả tiền bằng chuyển khoản VCB nhưng chuyển nhằm đến 110.000.000
Nợ 1121 (VCB): 110.000.000
Có 1388 (Mr A): 110.000.000
Có 1121 (ACB): 10.000.000

  • TÀI KHOẢN 334 (Phải trả người lao động). Tiền lương phải trả người lao động
– Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Trên bảng cân đối kế toán mã số 314
– Số dư bên Nợ (nếu có, rất cá biệt): Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.Trên bảng cân đối kế toán mã số 136 hoặc 216, tùy theo ngắn hạn hay dài hạn
+ Ví dụ Tài khoản 334 số dư bên có
Ngày 31/1/2017. Kế toán hạch toán tiền lương phải trả cho người lao động
Nợ 622; 6271; 6411; 6421: 10.000.000
Có 3341: 10.000.000+ Ví dụ tài khoản 334 số dư bên nợ
Ngày 1/2/2018, kế toán làm lệnh ủy nhiệm chi để chuyển khoản bằng ngân hàng VCB nhưng đã chuyển dư thành 12 triệu (Ví nợ có 10 triệu)
Nợ 3341:12.000.000
Có 1121 (VCB): 12.000.000
  • TÀI KHOẢN 333 (Thuế và các khoản phải nộp nhà nước)
– Số dư bên Có: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Trên bảng cân đối kế toán là mã 153.
– Số dư bên Nợ (nếu có):- Số thuế, các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. Trên bảng cân đối kế toán là mã 313
+ Ví dụ Tài khoản 333 số dư bên có
Ngày 31/1/2018, trích thuế TNCN phải nộp cho nhà nước là 10.000.000
Nợ 3341: 10.000.000
Có 3335: 10.000.000
+ Ví dụ tài khoản 333 số dư bên nợ
Ngày 20/2/2018 nộp thuế GTGT cho nhà nước là 20 triệu bằng chuyển khoản ngân hàng ACB. Biết rằng tháng 1.2018 thuế GTGT phải nộp cho nhà nước là 18 triệu
Nơ 33311: 20.000.000
Có 1121 (ACB): 20.000.000
  • TÀI KHOẢN 338 (Phải trả khác): Phải trả về BHXH, BHYT, BHTN, KPCD, phải trả khác…Xem cụ thể trong TT200
– Tài khoản 338 Số dư Bên có thể hiện các khoản phải trả khác về BHXH, BHYT, BHTN và các khoản khác… rất nhiều thứ trong này. Kế toán trình bày trên bảng cân đối kế toán mã
– Tài khoản 338 Số dư Bên Nợ thể hiện số tiền đã trả dư so với số phải nộp. Ví dụ nộp dư tiền bảo hiểm…Kế toán trình bày trên bảng cân đối kế toán mã+ Ví dụ Tài khoản 338 số dư bên có
Ngày 31/1/2018 trích các khoản BHXXH, BHYT, BHTN mà người lao động chịu tổng cộng là 10.500.000
Nợ 3341: 10.500.000
Có 3383: 5.000.000
Có 3384: 4.000.000
Có 3386: 1.500.000
+ Ví dụ tài khoản 338 số dư bên nợ
Sang 1/2/2018 nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN đến 11.000.000 qua ngân hàng ACB
Nợ 3383: 5.300.000
Nợ 3384: 4.100.000
Nợ 3386: 1.600.000
Có 1121 ACB: 11.000.000
  • TÀI KHOẢN 421 (Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối).
– Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý. Nếu lỗ thì kế toán trình bày trên bảng cân đối kế toán ghi số âm tại mã 421, 421a, 421b

– Số dư bên Có: Số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chưa sử dụng. Nếu lãi thì kế toán trình bày trên bảng cân đối kế toán ghi số dương tại mã 421, 421a, 421b

+ Ví dụ Tài khoản 421 số dư bên nợ
Ví dụ năm 2017 công ty lỗ 100 triệu, kế toán ghi sổ như sau
Nợ 4212: 100.000.000
Có 911: 100.000.000

+  Ví dụ Tài khoản 421 số dư bên có
Ví dụ năm 2018 công ty lãi 100 triệu, kế toán ghi sổ như sau
Nợ 911: 100.000.000
Có 4212:100.000.000
Phần mềm kế toán thuế MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không