Kiến thức Tài chính kế toán Chiết khấu thanh toán: Chứng từ sử dụng và cách hạch toán

Chiết khấu thanh toán: Chứng từ sử dụng và cách hạch toán

7602

Chứng từ sử dụng để hạch toán chiết khấu thanh toán bao gồm những loại chứng từ nào hiện đang là băn khoăn và thắc mắc của nhiều kế toán hiện nay. Dưới đây là một số thông tin cụ thể, các kế toán có thể tham khảo để tránh những sai sót trong quá trình hạch toán.

>> Thủ tục đăng ký chiết khấu, khuyến mại, hàng mẫu với Sở công thương
>> Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại
>> Hạch toán chuyên sâu tài khoản 521 – chiết khấu thương mại
>> Chính sách thuế GTGT, thuế TNDN đối với các khoản chiết khấu, giảm giá

1. Chiết khấu thanh toán là gì? Quy định về việc chiết khấu thanh toán

Theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính: “Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua. Do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.”Việc thực hiện chiết khấu thanh toán được thực hiện dựa trên số phần trăm được chiết khấu, điều kiện thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng

Lưu ý chiết khấu thanh toán là khoản tiền tính trên số thanh toán đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và không được ghi trên hóa đơn bán hàng là đã giảm giá. Đây có thể được xem là khoản phí tài chính bên bán chấp nhận chi cho người mua nên các bên cần phải căn cứ vào các chứng từ như phiếu chi, phiếu thu để hạch toán thanh toán chiết khấu và xác định các loại thuế doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với hạch toán chiết khấu thanh toán là người bán lập phiếu chi và người mua lập phiếu chi để trả, nhận khoản chiết khấu thanh toán. Căn cứ vào phiếu chi và phiếu mua 2 bên hạch toán chiết khấu thanh toán. Bên bán hàng hạch toán chiết khấu thanh toán vào tài khoản 635 – Chi phí tài chính. Còn bên mua hạch toán khoản chiết khấu thanh toán được hưởng vào tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

chiết khấu thanh toán

2. Chứng từ sử dụng để hạch toán chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán sẽ không được thể hiện trên hóa đơn. Khi thực hiện chiết khấu thanh toán bên bán sẽ không xuất hóa đơn cho khoản tiền này mà sử dụng chứng từ như sau:

  • Trường hợp 1: Lập chứng từ thu – chi

Giả sử giá trị tiền hàng là 100 triệu, chiết khấu thanh toán là 1 triệu

– Sau khi bên bán nhận đủ 100 triệu từ bên mua:
Chứng từ: Phiếu thu hoặc thông báo Có từ bên Ngân hàng: 100 triệu

– Bên bán xuất 1 triệu tiền chiết khấu chuyển cho bên mua:
Chứng từ: Phiếu chi hoặc thông bán Nợ từ bên Ngân hàng: 1 triệu

  • Trường hợp 2: Bù trừ công nợ

Bên mua trả luôn cho bên bán 99 triệu

Số tiền thanh toán của bên mua cho bên bán bằng giá trị tiền hàng trừ đi khoản được chiết khấu (hai bên bù trừ trực tiếp).

Chứng từ:

– Hợp đồng kinh tế (ghi rõ điều khoản sẽ chiết khấu luôn khi thanh toán).
– Biên bản đối chiếu công nợ (xác minh về việc bù trừ vào công nợ khi thanh toán)

3. Hạch toán chiết khấu thanh toán

Khi thực hiện chiết khấu thanh toán, 2 bên thực hiện hạch toán như sau:

  • Bên bán (trả chiết khấu thanh toán)

Nợ TK 635

Có 111, 112, 131

  • Bên mua (được hưởng chiết khấu thanh toán)

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 515

4. Các trường hợp không phải kê khai thuế GTGT khoản Chiết khấu thanh toán

Theo điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC”Điều 5: Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

1. Tổ chức, cá nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng và tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền”form-news

>> Thủ tục đăng ký chiết khấu, khuyến mại, hàng mẫu với Sở công thương
>> Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại
>> Hạch toán chuyên sâu tài khoản 521 – chiết khấu thương mại
>> Chính sách thuế GTGT, thuế TNDN đối với các khoản chiết khấu, giảm giá

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không