Kiến thức Tài chính kế toán Hướng dẫn tổng hợp kế toán công ty kinh doanh xăng dầu

Hướng dẫn tổng hợp kế toán công ty kinh doanh xăng dầu

22655

Đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu khi tiến hành hạch toán, kế toán viên cần phải lưu ý những điều khác biệt và đặc thù riêng. Vậy kế toán trong công ty xăng dầu có những đặc thù gì và cách hạch toán cụ thể thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hướng dẫn tổng hợp kế toán trong công ty xăng dầu sau đây từ MISA nhé!

1. Đặc thù riêng của kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

  • Xăng dầu là một loại hàng hóa đặc biệt, ngoài việc phải trả số tiền cho nhà cung cấp, doanh nghiệp còn phải trả thêm số tiền khác như: chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản… do đó, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc phân bổ chi phí mua hàng chi tiết cho từng đợt hàng.
  • Doanh nghiệp không chỉ cung cấp xăng dầu cho khách hàng tại một địa điểm mà còn mở rộng thêm các cây xăng kinh doanh.
  • Doanh nghiệp xăng dầu khác biệt so với doanh nghiệp khác vì phải nộp thêm khoản lệ phí xăng dầu cho nhà nước.
  • Các công ty xăng dầu thường có hoạt động nhập khẩu xăng dầu từ cơ sở khác hoặc từ nước ngoài.

Vậy kế toán công ty xăng dầu sẽ phải làm hạch toán thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong phần 2 dưới đây.

ke-toan-trong-doanh-nghiep-kinh-doanh-xang-dau

2. Hướng dẫn tổng hợp kế toán công ty xăng dầu

2.1 Kế toán mua xăng dầu

a. Khi nhập khẩu xăng dầu về

– Khi nhập khẩu xăng dầu về dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 152, 156…
  • Có TK 112, 131…
  • Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Đồng thời phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, ghi:

  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

– Trường hợp nhập khẩu xăng dầu về dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:

  • Nợ TK 152, 156…
  • Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

b. Khi mua xăng dầu ở trong nước

– TH1: Khi mua xăng dầu trong nước dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá vốn của xăng dầu mua vào theo giá mua đã có phí xăng dầu, ghi:

  • Nợ TK 152, 156, 641, 642 (bao gồm giá mua có phí xăng dầu)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 112, 331… (Tổng giá thanh toán).

– TH2: Khi mua xăng dầu ở trong nước dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, mua xăng dầu dùng cho HCSN, kế toán phản ánh giá vốn của xăng dầu mua vào theo giá đã có phí xăng dầu và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 152, 156, 641, 642… (Tổng giá thanh toán)
  • Có TK 112, 331… (Tổng giá thanh toán)

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán công ty kinh doanh xăng dầu. Giúp kế toán viên dễ dàng thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiết kiệm đến 80% thời gian và giảm 90% sai sót không mong muốn.

Anh chị kế toán có thể đăng ký dùng thử phần mềm MISA SME.NET miễn phí để trải nghiệm các nghiệp vụ kế toán kể trên nhé. Với sự tiện lợi và chính xác, dễ dàng sử dụng của mình, phần mềm MISA SME.NET chắc chắn sẽ làm hài lòng anh chị kế toán khó tính nhất.

dùng thử phần mềm kế toán misa

Xem ngay: Phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME 2023 đem đến giải pháp kế toán toàn diện

2.2 Kế toán doanh thu bán xăng dầu và phí xăng dầu

a. Đơn vị bán xăng dầu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

– TH1: Đối với đơn vị bán xăng dầu thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu vào NSNN, khi bán xăng dầu, kế toán phản ánh doanh thu theo giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có phí xăng dầu và phản ánh phí xăng dầu phải nộp vào NSNN, ghi:

  • Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
  • Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
  • Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.

– TH2: Đối với đơn vị bán xăng dầu thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và không thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi bán xăng dầu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán đã có phí xăng dầu không có thuế GTGT, ghi:

  • Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
  • Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ

hach-toan-ke-toan-trong-doanh-nghiep-kinh-doanh-xang-dau

b. Đơn vị bán xăng dầu nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

– TH1: Đối với đơn vị bán xăng dầu thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi bán xăng dầu, kế toán phản ánh doanh thu theo giá bán đã có thuế GTGT và phản ánh phí xăng dầu phải nộp vào NSNN, ghi:

  • Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
  • Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
  • Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.

– TH2: Đối với đơn vị bán xăng dầu thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và không thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi bán xăng dầu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo tổng giá thanh toán, ghi:

  • Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (Tổng giá thanh toán)
  • Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.

c. Đối với đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu xăng dầu

Với đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu xăng dầu khi xuất xăng dầu trả cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, ghi:

  • Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu)
  • Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
  • Có TK 156 – Hàng hóa.

d. Trường hợp bán xăng dầu thông qua các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:

Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý: Khi xuất xăng dầu giao cho các đại lý phải lập phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi:

  • Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
  • Có TK 155, 156.

– Trường hợp đơn vị giao hàng đại lý thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, và thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi nhận Bảng kê hóa đơn bán ra của xăng dầu bán qua đại lý đã tiêu thụ do các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng lập gửi về, kế toán lập Hóa đơn GTGT theo quy định và phản ánh doanh thu bán hàng và phản ánh phí xăng dầu phải nộp vào NSNN, ghi:

  • Nợ TK 111, 112, 131
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
  • Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

– Trường hợp đơn vị giao hàng đại lý thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, và không thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi nhận Bảng kê hóa đơn bán ra của xăng dầu bán qua đại lý đã tiêu thụ do các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng lập gửi về, kế toán lập Hóa đơn GTGT theo quy định và phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:

  • Nợ TK 111, 112, 131
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý, ghi:

  • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 131, 111, 112.

Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng:

– Khi nhận hàng đại lý ghi vào bên Nợ TK 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi”. Khi xuất bán hoặc trả lại hàng cho bên giao hàng ghi vào bên Có TK 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi”.

– Khi xuất bán xăng dầu nhận đại lý, phải ghi số tiền phí xăng dầu thành một dòng riêng trên Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng theo chế độ quy định. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh số tiền bán hàng xăng dầu đại lý phải trả cho bên giao hàng, ghi:

  • Nợ TK 111, 112, 131
  • Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán bao gồm cả phí xăng dầu).

– Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, đơn vị nhận bán hàng đại lý phải lập Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng theo chế độ quy định và phản ánh doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý, ghi:

  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi:

  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
  • Có TK 111, 112…

e. Đối với xăng dầu sử dụng nội bộ ở đơn vị thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu

Khi xuất xăng dầu thuộc diện chịu phí xăng dầu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 627, 641, 642… (giá vốn xăng dầu và phí xăng dầu phải nộp)
  • Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
  • Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Theo giá vốn).

f. Đối với đơn vị không thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu

Khi xuất xăng dầu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, ghi:

  • Nợ TK 627, 641, 642…
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
  • Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Theo giá vốn).

g. Khi nộp phí xăng dầu vào NSNN, ghi:

  • Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
  • Có TK 111 – Tiền mặt
  • Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.

ke-toan-kinh-doanh-xang-dau

h. Khi xuất khẩu xăng dầu, ghi:

– Phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:

  • Nợ TK 112, 131
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

– Phản ánh thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:

  • Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng
  • Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu).

– Số phí xăng dầu được Nhà nước hoàn lại, ghi:

Trường hợp số tiền phí xăng dầu được hoàn đối với lượng xăng dầu xuất khẩu trong cùng năm tài chính thì số tiền phí xăng dầu được hoàn được hạch toán giảm chi phí kinh doanh hàng xuất khẩu, ghi:

  • Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
  • Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Trường hợp số phí xăng dầu được hoàn đối với lượng xăng dầu thực tế xuất khẩu năm trước (Số phí xăng dầu năm trước được hoàn vào năm sau), kế toán phản ánh số phí xăng dầu được hoàn vào thu nhập bất thường của các năm được hoàn phí xăng dầu, ghi:

  • Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
  • Có TK 811 – Các khoản thu nhập bất thường.

– Khi nhận được tiền do NSNN hoàn phí xăng dầu, ghi:

  • Nợ TK 111, 112
  • Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán, tài chính cho lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Giúp kế toán viên dễ dàng thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiết kiệm đến 80% thời gian và giảm 90% sai sót không mong muốn.

Anh chị kế toán có thể đăng ký dùng thử phần mềm MISA SME.NET miễn phí để trải nghiệm các nghiệp vụ kế toán kể trên nhé. Với sự tiện lợi và chính xác, dễ dàng sử dụng của mình, phần mềm MISA SME.NET chắc chắn sẽ làm hài lòng anh chị kế toán khó tính nhất.

dùng thử phần mềm kế toán misa

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không