Điều duy nhất không thay đổi về ngành marketing đó là nó luôn luôn thay đổi. Theo thời gian ngành marketing đã phải đối mặt với vô số các thách thức, từ các công nghệ mới gây bất lợi, sức mạnh của người tiêu dùng và các vấn đề lòng tin vào quảng cáo đang giảm đi hiện nay.
Do đó, cộng đồng dân marketing phải liên tục tìm cách thích ứng để đạt được các mục tiêu chung của ngành đó là kết nối với người tiêu dùng. Dưới đây là 10 ví dụ điển hình thể hiện sức mạnh của ngành marketing trong việc biến thách thức thành cơ hội để tiếp tục tăng trưởng.
Sự chuyển dịch từ radio sang TV
Chỉ 20 năm sau ngày những mẫu quảng cáo radio đầu tiên được đưa lên sóng vào năm 1922, thì năm 1941, mẩu quảng cáo TV đầu tiên đã được phát đi. Sau đó những chiếc TV đã nhanh chóng tràn ngập các phòng khách của mọi gia đình, môi trường mà các nhà quảng cáo đã quen thuộc nhanh chóng bị thay đổi, mang đến một phương pháp tuyệt vời để tiếp cận với đối tượng khán giả rộng rãi. Lĩnh vực mới xuất hiện này khiến các marketer phải có những chiến lược để chuyển sang sử dụng hình ảnh, âm thanh và chuyển động để thu hút khách hàng. Bảy mươi năm sau, TV vẫn là kênh truyền thông yêu thích của các nhà quảng cáo. Nhưng đây cũng là một kênh trung gian với đầy những khó khăn cũng như các cơ hội của riêng nó – điển hình là TV tương tác và các thiết bị có xác minh địa chỉ (như điện thoại, máy nhắn tin).
DVR/Video theo yêu cầu
Người tiêu dùng nắm quyền quyết định. Không nơi nào thể hiện điều này rõ qua là mức sử dụng bùng nổ các đầu DVR (đầu thu video) và, thấp hơn một chút là video theo yêu cầu. Thách thức mà các đầu DVR và video theo yêu cầu đặt ra khá đơn giản: Chúng cho phép người tiêu dùng điều chỉnh thời gian chương trình và bỏ qua các quảng cáo. Điều này hẳn nhiên là một rào cản dành cho các nhà quảng cáo TV, Nielsen đã ước đoán rằng 37% các gia đình có TV cũng có đầu DVR, và tỉ lệ này vẫn ngày càng tăng. Thêm vào đó, gần 135 triệu người hiện đang xem video qua Internet, và họ có quyền quyết định các chương trình mình muốn xem. Các nhà marketer đã thích ứng bằng cách hợp tác với các nhà giải trí có thương hiệu, các mẫu quảng cáo vẫn chạy dù khách hàng có tua nhanh video, các công nghệ TV tương tác và tài trợ cho các video trực tuyến.
Sự khai sinh của Internet
Vào năm 1977, chỉ 18% dân số Mỹ có đường truyền Internet. Năm 2010, 77% trong tổng số hơn 300 triệu người Mỹ đã có thể kết nối với thế giới qua Internet. Điều này có nghĩa là ngày nay người tiêu dùng có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin về sản phẩm và dịch vụ từ các nguồn trên Internet hơn là thông qua các phương tiện truyền thông truyền thống. Khi Internet liên tục phát triển, xuất hiện thêm nhiều thách thức to lớn mới nữa – và cả những cơ hội – cho các nhà marketer. Họ phải làm việc tích cực để bảo đảm giữ vững đúng lời hứa thương hiệu mình do người tiêu dùng có thể tìm thấy thông tin về các sản phẩm của doanh nghiệp qua các trang truyền thông xã hội, blog và website khác ngoài trang web chính thức của họ.
Các nội dung do người dùng khởi tạo.
Công nghệ đã trao cho người tiêu dùng quyền điều khiển các thương hiệu. Giờ thì họ có thể tự do viết ra những trải nghiệm, suy nghĩ và ý tưởng của họ trên các trang web, blog và qua các trang truyền thông xã hội. Các thương hiệu không còn có thể giữ khư khư quan điểm của mình nữa rồi. Thay vào đó, quan điểm của thương hiệu sẽ phải chịu tác động bởi người tiêu dùng. Thách thức đặt ra cho các marketer đó là tìm một vị trí cho doanh nghiệp của mình trong cuộc đối thoại hai chiều này. Công chúng mong chờ và xứng đáng được nghe sự thật và sự chính trực. Với mức độ đối chất trực tiếp này với người tiêu dùng, cũng như việc được khách hàng đón nhận một cách thành thực, tạo ra một cơ hội tuyệt vời để làm tăng lòng trung thành với thương hiệu.
Danh mục truyền thông
Số lượng các kênh truyền thông đã tăng theo cấp số nhân so với thời mà kênh duy nhất có thể tìm đến chỉ có báo in, radio và TV. Người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng các kênh truyền thông nào trực tiếp phản hồi lại cho họ, theo các giao thức mà họ muốn. Marketer giờ đây còn gặp thách thức phải giữ một thông điệp thống nhất trên tất cả các giao thức khác nhau, tích hợp chúng để các giao thức này có thể kết hợp nhịp nhàng với nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân chia ngân sách, vì hiện giờ có nhiều phương tiện truyền thông để cân nhắc, đánh giá và sử dụng. Việc lập danh mục truyền thông cũng khuyến khích tích hợp marketing-mix để bảo đảm hiệu quả cao nhất.
Marketing di động
Điện thoại ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một kênh trung gian để quảng cáo nhờ vào số lượng tăng vọt của điện thoại thông minh, SMS và MMS. Người ta muốn phải điều khiển được cả thế giới bằng các đầu ngón tay, và bước tiếp theo của các nhà marketer là phải giúp cho người tiêu dùng cảm thấy thoải mái khi nhận được quảng cáo trên PDA của mình. Mặc dù sự ra đời của các ứng dụng điện thoại thông minh đã giúp làm tăng hoạt động marketing di động thì vẫn còn rất nhiều cách khác để tận dụng công nghệ cho marketing. Ví dụ, sự tăng trưởng của marketing di động dựa theo vị trí đang bắt đầu tạo cho các doanh nghiệp địa phương một cơ hội để giao tiếp với những khách hàng thường xuyên phải di chuyển. Các hoạt động tập trung này có thể mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, nếu chúng ta có thể giúp họ làm quen với các chiêu thức marketing này.
Marketing đa văn hóa
Marketing đa văn hóa bùng nổ trong những năm 1980 do nhu cầu tạo ra các quảng cáo phù hợp với từng nền văn hóa khác nhau ngày càng trở nên thiết yếu. Nhu cầu này, cùng với việc thiết lập danh mục kênh truyền thông, đã thách thức các nhà marketer phải tìm cách đưa thương hiệu của mình tiệm cận với các nền văn hóa khác nhau. Bước tiếp theo trong quá trình phát triển của marketing đó là phải cởi bỏ được khái niệm mù quáng vào một “thị trường chung”. Marketer phải tránh được lối suy nghĩ sai lầm rằng chỉ cần đơn giản dịch các mẫu quảng cáo tiếng Anh sang các ngôn ngữ khác và thực hiện các chiến dịch chỉ dành cho các thị trường với tôn giáo vô thần. Họ nhất định cũng phải nhận ra các điểm nhạy cảm trong văn hóa phù hợp với chiến dịch của mình, nắm rõ các phương diện khác nhau của marketing đa văn hóa từ đầu chí cuối.
Quyền riêng tư cá nhân
Ngày nay người tiêu dùng rất quan tâm đến quyền riêng tư của họ trong đời sống trực tuyến. Các nhà làm luật, các nhóm vì nhân quyền và ngành marketing đều đang rất quan tâm đến những vấn đề về dữ liệu hành vi trong quảng cáo trực tuyến. Đối với marketer thách thức này có 2 mặt: thứ nhất là họ phải tìm cách giải quyết được vấn đề này. Thứ hai là, ngành công nghiệp phải giành được niềm tin của các nhà hoạt động luật và nhân quyền và giảm mối lo lắng của người tiêu dùng. Để thực hiện việc này một cách có trách nhiệm và minh bạch, các tổ chức nghiệp đoàn, gồm AAF, ANA, 4As, DMA, IAB và Hội đồng vì một nền Thương mại tốt hơn, đã cùng ngồi lại với nhau đã lập ra các nguyên tắc tự điều chỉnh. Hành động này sẽ giúp ngành công nghiệp thể hiện sự quan tâm của họ đối với lợi ích của người tiêu dùng.
Người nổi tiếng đại diện hình ảnh cho thương hiệu đã luôn là chiến lược cơ bản đối với các marketer. Người tiêu dùng luôn theo dõi người nổi tiếng để theo kịp các trào lưu mới và người làm marketing phải nhận ra rằng nếu có thể gắn kết một sản phẩm hay dịch vụ với một người nổi tiếng được công chúng yêu quý và nhiều người biết đến sẽ rất có lợi và giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu. Marketer cũng phải xét đến các nguy cơ có thể ảnh hưởng tới thương hiệu, đặc biệt là trong tình hình hiện nay người ta rất quan tâm đến các tin tức đời tư của người nổi tiếng. Marketer cũng phải xét đến các nguy cơ người nổi tiếng có những lựa chọn làm ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu.
Lòng tin vào marketing
Trong một báo cáo gần đây từ nhà cung cấp các giải pháp marketing Alterian, 95% người trả lời cho rằng họ không còn tin tưởng vào quảng cáo, ít hơn 8% tin vào những điều mà các doanh nghiệp tự nói về bản thân. Các con số đáng báo động thể hiện chỉ số lòng tin vào ngành marketing ngày càng giảm hiện không còn là một vấn đề gì mới nhưng đã đặt ra một thách thức to lớn đối với giới marketer.
Để giải quyết vấn đề lòng tin của người tiêu dùng, các marketer cần phải tìm ra các ý tưởng chương trình vừa mang tính chiến lược và nhạy bén vừa phải thành thật và minh bạch. Hiện có rất nhiều những cơ hội để trao đổi trực tiếp với khách hàng và củng cố vấn đề lòng tin sụt giảm này. Đây là một bước chiến lược cần thiết mà tất cả chúng ta đều phải thực hiện hàng ngày.
Theo VietnamBranding
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông