Kiến thức Tiếng vọng Quản lý tài chính cá nhân bằng công nghệ

Quản lý tài chính cá nhân bằng công nghệ

26
Đôi ba lần thiếu tiền, phải chạy vạy đi vay mượn.
Đôi ba lần tiêu xài không hợp lý, hậu quả là cả nửa tháng đói.
Đôi ba lần đi đây đi đó, tiêu gì không nhớ, nhớ nhớ quên quên, lúc rút ví ra thì ôi thôi hết sạch tiền từ bao giờ!!!
Sau một vài “đôi ba lần” như vậy, dường như chúng ta đã biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn, nhưng quản lý tài chính cá nhân cũng mất rất nhiều thời gian, vốn không hợp với những người ghét những công việc nhàm chán, như mình. “Rồi lại đâu đóng đấy thôi” – đã đôi ba lần tự nhủ.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Với các nhu cầu quản lý tài chính cá nhân:
– Muốn biết chính xác việc chi tiêu và đầu tư của bản thân, muốn chủ động về tài chính (chủ động ở đây là lúc cần tiền là có, là chi tiêu hợp lý).
– Muốn tiết kiệm thời gian nhất có thể!
– Muốn cả gia đình, bao gồm vợ/chồng đều tham gia sử dụng, để bức tranh toàn cảnh về tài chính cá nhân rõ ràng hơn. Nếu đã có gia đình, quản lý tài chính cá nhân thường sẽ bao gồm luôn cả những khoản chi tiêu gia đình.
Mình đã tìm đến ứng dụng quản lý tài chính cá nhân trên điện thoại. Tuyệt vời là mọi thứ đã đáp ứng được đúng nhu cầu, mỗi ngày chỉ mất chưa quá 1 phút để lưu trữ mọi thông tin về tài chính, bất cứ lúc nào cần có thể xem lại. Chỉ cần ứng dụng đó đáp ứng một số nhu cầu cụ thể:
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
1. Ứng dụng tuân thủ nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân theo các bước: Tạo ví thu chi (vợ 1 ví riêng, chồng 1 ví riêng, gia đình 1 ví riêng, nếu mới sử dụng thì nên tạo càng ít ví càng tốt) > Nhập thu chi (thường quản lý tài chính cá nhân thì chỉ có chi, thu in ít thôi, thế nên càng nhập càng thấy âm, bạn đừng hoảng nhé) > Báo cáo thu chi (bao gồm dữ liệu đối tượng thu chi, thu chi liên quan hoặc sự kiện, phân tích tài chính các ví và tình hình chung).
2. Nhắc lại phần báo cáo, bắt buộc phải tra cứu được dữ liệu, biết được mình chi tiêu cho đối tượng nào, chuyến đi, sự kiện nào nhiều nhất theo từng khoảng thời gian. Tháng này chi hơn tháng trước bao nhiêu, tầm này năm ngoài so với năm nay tăng bao nhiêu, và chi tiêu như thế này liệu có bị bội chi không? Từ đó biết cân đối hơn, sáng xem lại chi tiêu, thấy “ghê răng”, tối về bảo với vợ: “Em ơi, tháng này chi tiêu mua đồ chơi cho con hơi nhiều, tháng sau phải giảm thôi!!!”, kiểu vậy.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
3. Nhắc lại phần bội chi, nếu bạn không quen đọc báo cáo, thì rất cần tính năng Hạn mức chi trên ứng dụng. Nếu chi tiêu quá mức, hệ thống sẽ báo đỏ và nhắc bạn chi tiêu hợp lý hơn, dựa trên những dữ liệu bạn đã nhập vào. Hạn mức chi nên cập nhập và dựa trên kết quả trung bình giữa các thời điểm, và có tính cập nhập theo sự phát triển của cá nhân và xu hướng xã hội, không một phát ăn ngay được.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

4. Có những khoản tiền chưa về, nhưng trong tương lai là có, chúng ta gọi là dự kiến thu chi. Món này cũng rất cần, ví dụ tháng 10 có kế hoạch mua Lam-bô-ghi-ni, nay tháng 4, tiền trong tài khoản mới có vài củ bọ, cơ mà dự kiến là thằng A sẽ trả nợ vào tháng 6, tháng 10 nhà thầu giải quyết công nợ,… cộng dồn vào thấy dư tiền mua hẳn 2 con, thôi thi làm con trước đã. Dự kiến thu chi giúp chúng ta dự phòng rủi ro và đặt mục tiêu chi tiêu hợp lý trong tương lai.
5. Danh mục thu chi, cái này đương nhiên ứng dụng nào cũng có. Mình nhắc lại vì nó quan trọng, hehe. Ví dụ chi tiêu cho thuốc men, khám chữa bệnh, sẽ khác với chi tiêu đi bar, rượu bia, từ đó báo cáo tài chính cá nhân thêm chi tiết, và biết rằng nên cân đối các khoản thu chi nào. Quan trọng lắm nhá.
6. Đồng bộ hóa dữ liệu. Ứng dụng nào không có cái này thôi khỏi dùng, chẳng may xóa nhầm ứng dụng, dữ liệu lưu mấy năm cũng mất theo? Nó phải được lưu lên Google Drive, hoặc ít nhất cũng là server của ứng dụng.
7. Đa nền tảng: iOS, Android, Windows phones, Ứng dụng macOS, nên có đủ, hoặc lựa chọn theo thứ tự ưu tiên mà bạn mong muốn.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
8. Share tài khoản được, hoặc ít nhất dùng chung được tài khoản, chứ đừng ứng dụng dở hơi nào giới hạn 1 máy 1 tài khoản!!! Như hiện tại vợ chồng mình dùng chung 1 tài khoản để nhập liệu, do ứng dụng này không có share tài khoản, cũng vẫn ok.
9. Trải nghiệm người dùng, thực tế 8 đầu mục phía trên, ứng dụng nào cũng hỗ trợ, từ free đến paid, từ cùi bắp đến cao cấp. Điều khiến bạn quyết định lựa chọn ứng dụng nào, đến từ việc bạn thích giao diện và trải nghiệm người dùng của ứng dụng nào hơn.
Hiện mình dùng Sổ thu chi của MISA, hay còn có tên gọi khác mà Money Keeper. Tải miễn phí trên các kho ứng dụng các bạn nhé!
Chúc các bạn sẽ trở thành những nhà quản lý tài chính cá nhân thông minh.
Ông Nguyễn Trung Đức – CEO Công ty TNHH MediaZ
Người dùng Money Keeper
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không