Nhằm góp phần xây dựng Đề án “Phát triển Khoa học kĩ thuật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, vừa qua, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Khoa học kĩ thuật tổ chức Hội thảo “Đầu tư và cơ chế tài chính phát triển Khoa học kĩ thuật”.
Vốn đầu tư cho Khoa học kĩ thuật còn hạn chế
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học kĩ thuật – Nguyễn Quân: Khoa học công nghê (Khoa học kĩ thuật) đã có bước phát triển mạnh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế-xã hội, đưa nước ta từ một nước kém phát triển gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình. Muốn vậy, đầu tư và cơ chế tài chính cho Khoa học kĩ thuật phải là nguồn lực và tạo động lực cho sự phát triển Khoa học kĩ thuật của đất nước. Sau Hội nghị TW2 khóa 8, đầu tư cho Khoa học kĩ thuật đã được đánh giá đúng mức, theo đó, dành 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho Khoa học kĩ thuật và 20% cho giáo dục đào tạo.
Nhiều người nói mức 2% là quá khiêm tốn. Nhưng tham khảo các quốc gia khác thì mức chi của Việt Nam tương đương 0,5 – 0,6% GDP. Đây là mức cao, thậm chí cao hơn nhiều nước với mức chi đầu tư Khoa học kĩ thuật thường chỉ 0,3 – 0,4% GDP. Tuy nhiên, nếu tính theo bình quân đầu người, đầu tư cho Khoa học kĩ thuật/năm chỉ được dưới 10 USD. Có thể nói, tổng đầu tư cho Khoa học kĩ thuật của Việt Nam gần như thấp nhất khu vực và thế giới.
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, trong giai đoạn 2001- 2011, nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho Khoa học kĩ thuật ngày càng tăng lên, bình quân mỗi năm tăng 20% và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. trong tổng chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, kinh phí này vẫn chỉ đáp ứng 30-50% nhu cầu của các Bộ, ngành.
Mặc dù vốn đầu tư cho Khoa học kĩ thuật đã dần tăng, nhưng thực tế còn thấp nhiều so với yêu cầu và việc sử dụng vẫn còn nhiều bất hợp lý và hiệu quả chưa cao. Vốn đầu tư cho hoạt động Khoa học kĩ thuật vẫn dựa vào ngân sách nhà nước là chính và chưa có được những chính sách, biện pháp hợp lý để huy động nguồn lực của toàn xã hội để đầu tư phát triển Khoa học kĩ thuật.
Cũng công nhận bất cập trên, ông Quân cho rằng: Hiện nay, ngoài nguồn tài chính từ Ngân sách nhà nước, hoạt động đầu tư cho Khoa học kĩ thuật vẫn chưa huy động được nguồn lực của xã hội và doanh nghiệp. Qua khảo sát có thể thấy nhiều quốc gia có mức đầu tư từ xã hội gấp 5-10 lần đầu tư từ ngân sách, thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn đầu tư cho Khoa học kĩ thuật với mức tuyệt đối lớn hơn đầu tư ngân sách. Điển hình như Samsung đầu tư 1 tỷ USD/năm cho phát triển Khoa học kĩ thuật, lớn hơn nhiều so với mức đầu tư từ ngân sách của Việt Nam.
Nói như vậy để thấy nguồn lực cho đầu tư Khoa học kĩ thuật của Việt Nam không chỉ thiếu về lượng mà còn yếu về khả năng huy động sự góp sức từ xã hội.
Ngay như mục tiêu chiến lược phát triển Khoa học kĩ thuật từ 2003 là tới 2010 phải đạt 1,5% GDP cho đầu tư Khoa học kĩ thuật, 2020 là 2% GDP, song con số này còn khá xa so với thực tế mức tổng đầu tư xã hội hiện nay chưa đạt tới 1% GDP, trong đó, quá nửa đầu tư là từ ngân sách Nhà nước, còn lại từ doanh nghiệp. Theo tính toán, để đạt mục tiêu trên, tổng đầu tư xã hội sẽ phải tăng với tốc độ trên 2%/năm.
Cần thay đổi cơ chế
Có nhiều ý kiến cho rằng những năm qua, đầu tư cho Khoa học kĩ thuật chủ yếu từ ngân sách Nhà nước nên chịu sự ràng buộc về quy chế tài chính của ngân sách, nhiều khi chưa hợp lý nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Nội dung, định mức và thủ tục chi còn nhiều bất cập. Nhiều nội dung chi quan trọng chưa được quy định trong văn bản nên có nhiều nội dung chưa được thanh quyết toán như: Thuê chuyên gia, đăng ký sáng chế hoặc công bố quốc tế, chi cho dự phòng trong bối cảnh lạm phát cao, chi cho tuyên truyền kết quả nghiên cứu… Thực tế, hiện lương tối thiểu đã tăng hơn 2 lần, nhiều biến động khác về giá cả, trang thiết bị công nghệ, nhưng các định mức chi vẫn chưa được điều chỉnh.
Cùng với đó, cơ chế tài chính còn cứng nhắc, do đó, cuộc sống người làm khoa học còn nhiều khó khăn, dẫn đến thực tế, nhiều có nhiều đề tài chất lượng không cao, Hội đồng khoa học vẫn nghiệm thu, thanh toán, nhưng tính ứng dụng rất thấp. Cần thiết phải thay đổi quan điểm cho đầu tư khoa học công nghệ là chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật. Thực tế, quan trọng hơn là đầu tư con người để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất cho khoa học, đó mới là yếu tố phát triển thành công của khoa học công nghệ. Có thể thấy, vấn đề của việc nghiên cứu khoa học hiện nay ở Việt Nam không chỉ là cơ sở vật chất mà là cơ chế để thu hút nhân tài thật sự , có những tập thể nghiên cứu mạnh. – Giáo sư, Viện sĩ, Nguyễn Văn Hiệu nhấn mạnh.
Đại diện cho địa phương có những bước đi năng động về cơ chế tài chính cho khoa học, Bà Nguyễn Thị Thanh Kiều, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.Hồ Chí Minh cho biết: Với nguồn lực ngân sách nhà nước, thành phố luôn chú trọng ngân sách nhất định cho nghiên cứu phát triển các ngành công nghệ mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Trong quản lý khoa học, TP.Hồ Chí Minh luôn coi trọng mối liên kết sản phẩm đầu ra của công trình khoa học bằng cách tạo dựng môi trường liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ quan nghiên cứu. Luôn có cơ chế đặt hàng, có các tiêu chí tương đối rõ, xác định giá trị ứng dụng đề tài.
Riêng về huy động nguồn lực của doanh nghiệp, luật thuế quy định hiện nay được trích tối đa 10% lợi nhuận trước thuế cho khoa học công nghệ. Quy định như vậy là chưa hợp lý vì có nhiều doanh nghiệp không trích vẫn không sao, do đó, để nâng cao hiệu quả, cần thay bằng cách phải quy định mức tối thiểu 5%, cho nghiên cứu khoa học, nếu tuân thủ nghiêm, thì nguồn lực nghiên cứu khoa học từ các doanh nghiệp khá dồi dào.
TS Phạm Thị Thu Hằng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho biết, để thúc đẩy hoạt động đầu tư, đổi mới Khoa học kĩ thuật trong doanh nghiệp, ngoài sự quyết tâm, nỗ lực từ chính bản thân các doanh nghiệp nhất thiết cần phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước. Trong đó, trước tiên là cần thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp trong quá trình thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới và giai đoạn đầu của quá trình sản xuất sản phẩm đại trà. Cần xây dựng cơ chế tài chính đặc thù cho các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ. Nhà nước có thể mua lại các sản phẩm Khoa học kĩ thuật của doanh nghiệp theo cơ chế khoán hoạt đặt hàng trong quá trình doanh nghiệp chế biến chạy thử công nghệ mới.
Một vấn đề nữa đặt ra là các đơn vị đầu tư cho khoa học công nghệ, các dự án trình lên phê duyệt rất lâu, thậm chí lâu đến mức từ khi trình lên đến lúc phê duyệt công nghệ được coi là hiện đại hàng đầu nhưng đến thời điểm phê duyệt thì đã trở nên bình thường, thậm chí lạc hậu.
Bên cạnh đó cũng có các ý kiến cho rằng cơ chế thanh toán khá “dễ dàng”, kết thúc một quy trình nghiệm thu đầy đủ chứng từ là thanh toán. Do đó, có các sản phẩm nghiên cứu ra, dù có đầy đủ hồ sơ, thanh toán xong giá trị khá lớn, hàng vài triệu USD, nhưng lại không ứng dụng được, gây lãng phí thất thoát nguồn lực. Do đó, các đề tài phải có sản phẩm khi nghiệm thu phải để lại tỷ lệ % nhất định và phải đưa vào sử dụng 1, 2 năm tối thiểu mới nghiệm thu thanh toán hết. Đồng thời, công khai các đề tài tránh hiện tượng trùng lắp sao chép, na ná nhau.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cho biết sẽ sớm hoàn thiện các quỹ phát triển khoa học khoa học công nghệ. Cụ thể, xây dựng chức năng nhiệm vụ của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, thực hiện nhiệm vụ cho vay và bảo lãnh vốn vay. Nghiên cứu sửa đổi các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trích lập và sử dụng có hiệu quả Quỹ KH&CN. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ kết quả hoạt động khoa học công nghệ, đánh giá nghiệm thu chất kết quả nghiên cứu và hỗ trợ ứng dụng.
Theo eFinance
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông