Kiến thức Tài chính kế toán 27% doanh nghiệp TP.HCM đã đi về đâu?

27% doanh nghiệp TP.HCM đã đi về đâu?

84
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamĐể đánh giá thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, Cục Thống kê TPHCM đã chọn mẫu điều tra 1.900 doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại TPHCM. Tuy nhiên, nhân viên điều tra không cách nào liên lạc trực tiếp được với hơn 27% doanh nghiệp trong số đó.
Trong số hơn 1.900 doanh nghiệp được chọn để điều tra có 39 doanh nghiệp nhà nước (chiếm 8,1% trong tổng số doanh nghiệp nhà nước); 1.689 doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 1,9% trong tổng số doanh nghiệp ngoài nhà nước) và 176 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 6,1% trong tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Các doanh nghiệp này vẫn còn đang hoạt động vào thời điểm ngày 1/1/2011.
Tuy nhiên, đến thời điểm điều tra (tháng 4/2012) thì số doanh nghiệp thực tế còn hoạt động và nhân viên điều tra tiếp cận được chỉ còn 64%. Số còn lại thì có 6,7% doanh nghiệp đã phá sản, giải thể và ngừng sản xuất kinh doanh, hoặc đang hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể (gọi chung là doanh nghiệp phá sản, giải thể); 1,6% doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất. Đặc biệt là có đến 27,7% số doanh nghiệp chuyển địa chỉ hoạt động, không còn hoạt động hay vì lý do nào đó mà điều tra viên không thể nào liên hệ trực tiếp được.
Trong số những doanh nghiệp đã phá sản, giải thể thì gần 62% là do sản xuất kinh doanh thua lỗ; gần 27% doanh nghiệp là thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. 100% doanh nghiệp đã phá sản, giải thể là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Dù chỉ còn 64% doanh nghiệp còn hoạt động nhưng tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này cũng không mấy khả quan. Theo kết qua điều tra của Cục Thống kê thì có đến 11,8% doanh nghiệp trong số những doanh nghiệp còn hoạt động là không có khả năng nộp thuế giá trị gia tăng (trong đó ngành vận tải và công nghiệp là chiếm tỷ lệ cao hơn mức trung bình); hơn 12% doanh nghiệp không có khả năng nộp thuế xuất nhập khẩu.
Theo các doanh nghiệp được khảo sát thì có 11 yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thời gian qua. Trong đó, có 5 yếu tố cản trở lớn nhất là lạm phát cao và biến động thất thường; Lãi suất vay vốn quá cao; Tiếp cận nguồn vốn khó khăn; Chi phí vận tải cao…
Trước tình hình khó khăn trên, có hơn 41% doanh nghiệp trong số những doanh nghiệp còn hoạt động dự kiến thu hẹp sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp trên thu hẹp hoạt động là do nhu cầu thị trường trong nước giảm và khó tiếp cận vốn vay.

Theo Dân trí

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không