1. Hôn nhân và con trẻ
Hôn nhân giống như bức ảnh trên, bất kể ai buông tay, người bị tổn thương nhiều nhất vẫn là con trẻ. Vì vậy, ngay từ khi chúng ta lựa chon kết hôn và có con, điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải nắm chắc lấy sợi dây, và làm tròn trách nhiệm của mình. Hoặc là không có, hoặc là không từ bỏ, có thì hãy trân trọng, đó chính là trách nhiệm của người làm cha làm mẹ.
2. Gia đình và trách nhiệm
Gia đình giống như một chiếc xe đang chuyển động, mỗi một thành viên trong gia đình đều là một hành khách. Khi đường phẳng, chúng ta không cần phải nỗ lực quá nhiều, chỉ cần cả gia đình đồng tâm hiệp lực thì có thể tiến lên phía trước. Thế nhưng, là một người chủ gia đình, là “người lái” chiếc xe đó, bạn không thể buông lơi mà lúc nào cũng phải quan sát xung quanh, không ngừng hòa hợp các mối gian hệ giữa các hành khách để tạo nên một sự gắn kết mạnh mẽ.
Bất kể trong tình huống nào, trách nhiệm của “người lái xe” là người đưa mọi người vượt qua những khó khăn và nguy hiểm, hướng tới một tương lai bình yên và hạnh phúc. Cũng đừng cho rằng mình sống quá bất hạnh, quá đau khổ, và tủi nhục, bởi cuộc sống thực tế là không hề dễ dàng, chỉ là những khó khăn vất vả của người khác bạn không nhìn thấy được mà thôi. Vì thế, cuộc sống là có sự mệt mỏi, có mồ hôi nước mắt, cho nên mỗi người chúng ta cần phấn đấu, cần vượt qua sóng gió để hoàn thành trách nhiệm trên vai.
3. Lương thiện và nhân sinh
Người lương thiện làm việc gì cũng dễ xấu hổ, luôn sợ mình có lỗi với người khác, dễ dàng cho rằng ai cũng là người tốt, thậm chí còn hay nghĩ cho người khác. Chính vì vậy, người nào càng lương thiện càng dễ bị tổn thương.
Đây không phải cái sai của sự lương thiện, và cũng không phải vì người lương thiện ngốc nghếch, mà đơn giản vì họ không biết cách bảo vệ mình. Thế nhưng hãy nhớ rằng, khi bạn làm tổn thương những người lương thiện, họ sẽ không tìm cách trả thù bạn mà họ chỉ xa lánh bạn, tránh tiếp xúc với bạn, vì vậy bất kể là tình bạn, tình yêu và tình thân, hãy đừng chà đạo lên những người lương thiện.
4. Đạo đức và đối lập
Làm tổn thương người khác cũng chính là tự làm tổn thương mình, tin tưởng người khác cũng chính là tin tưởng bản thân mình. Con người quý ở đạo đức, hãy làm người có đạo đức, người chiến thắng thật sự là người có đạo đức, có niềm tin, hiểu nhân quả. Hòa hợp luôn là định luật thiết yếu trong các mối quan hệ.
5. Hợp tác và cộng hưởng
Hợp tác nhỏ cần bỏ qua sự tự tư mà tôn trọng lẫn nhau; hợp tác lớn cần bỏ qua lợi ích cá nhân để cân bằng lợi ích đôi bên. Sự hợp tác cả đời cần bỏ qua cá tính để tạo nên thành tựu. Đừng chỉ biết vơ vét cho mình mà không chịu trả giá; đừng chỉ biết cố chấp mà không biết nhượng bộ, hãy cùng nhau hợp tác để tăng trưởng mới là cách để tồn tại.
6. Bạn bè và tập thể
Mỗi một người chúng ta đều cần có những người bạn như thế này: Khi bạn khó khăn, họ giúp bạn và khi họ khó khăn, bạn giúp họ. Có được những người bạn như vậy cuộc sống mới không có sợ hãi, muộn phiền.
7. Lười biếng và hành động
Không hành động, lười biếng sẽ mọc rễ, thời gian càng lâu, rễ mọc càng dài, đến lúc đó muốn đứng dậy cũng là một việc vô cùng khó khăn. Người với người hơn nhau ở hành động, không hành động, ước mơ chỉ là xa vời; không hành động, cuộc sống lý tưởng chỉ là sự ảo tưởng. Cự tuyệt sự trì hoãn, cự tuyệt sự lười biếng, bạn cần gì, bạn muốn gì, hãy lập tức đứng lên và bắt tay vào làm.
8. Bất lực và tiếc nuối
Thế giới này có quá nhiều thứ không giống như chúng ta hằng tưởng tượng, cuộc sống con người có quá nhiều sự bất lực và tiếc nuối, thế nhưng chúng ta bắt buộc phải học cách chấp nhận và thích nghi với chúng.
Theo trí thức trẻ