Người lười biếng không bao giờ vội vàng để hoàn thành bất cứ việc gì. Với họ, sự phân tâm sẽ giết chết mục tiêu và họ không bao giờ để cho mình phân tâm vì áp lực thời gian hay tâm lý. Họ quan niệm rằng: Đích đến đã ở phía trước, cứ đủng đỉnh mà leo lên thôi, hấp tấp vội vàng sẽ chỉ dẫn đến sai lầm và thất bại không đáng có.
Dù không muốn thừa nhận nhưng có những thời điểm trong cuộc sống mà chúng ta trở nên lười biếng. Việc tập trung cao độ vào bất cứ mục tiêu nào với toàn bộ thời gian là điều không thể. Tất cả mọi người đều có thời điểm lười biếng nhất định.
Nhiều người mặc định sự trì hoãn chính là lười biếng và đây là một thói quen xấu. Nhưng thực tế liệu có đúng như vậy?
Người lười biếng là những người thành công
Có rất nhiều ví dụ về những người lười biếng nhưng lại đạt được thành công to lớn, chẳng hạn như Winston Churchill. Thành tích học tập của ông trong trường tồi tệ và khủng khiếp đến nỗi ông không được nhận vào đại học. Các sử gia ghi chép lại rằng hoạt động yêu thích của ông là ngồi trên chiếc ghế đá bởi ông chẳng có môn thể thao nào hấp dẫn được ông.
Thế nhưng Churchill lại trở thành một trong những chính trị gia có sức ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới và ông đã để lại những di sản lớn nhất cho toàn nhân loại.
Một ví dụ khác có thể kể đến là Charles Darwin – cha đẻ của Học thuyết Tiến Hóa. Nhưng bạn có biết rằng ông từng ngủ gật trong suốt các buổi học? Thậm chí, nhắc đến Darwin là giống như nhắc đến một “mối đe dọa lớn” ở trường học. Thay vào đó, ông thích làm những việc “nhẹ nhàng và thụ động” như câu cá.
Hoạt động yêu thích của Darwin là ngồi uống rượu trong một câu lạc bộ địa phương. Tuy vậy, ông vẫn đưa ra được một trong những học thuyết đã thay đổi cái nhìn của toàn thế giới. Và điều đó cũng không ngăn ông khỏi sự lười biếng, bởi nó là điều có thể.
Người lười biếng chỉ tập trung vào mục tiêu của họ
Lười biếng không liên quan gì đến sự mất tập trung. Người lười biếng nhận thức rất rõ những việc họ phải làm và cách để hoàn thành chúng nhanh nhất. Đó là lý do tại sao họ không lãng phí thời gian – họ không dành thời gian để tìm hiểu mọi thứ.
Người lười biếng sẽ không quan tâm đến những chi tiết rườm rà. Họ cũng không để ý đến ưu tiên của những người khác mà chỉ nỗ lực hoàn thành mục tiêu cuối cùng của mình.
Bên cạnh đó, người lười biếng cũng không bao giờ vội vàng để hoàn thành bất cứ việc gì. Với họ, sự phân tâm sẽ giết chết mục tiêu và họ không bao giờ để cho mình phân tâm vì áp lực thời gian hay tâm lý. Họ quan niệm rằng: Đích đến đã ở phía trước, cứ đủng đỉnh mà leo lên thôi, hấp tấp vội vàng sẽ chỉ dẫn đến sai lầm và thất bại không đáng có.
Người lười biếng luôn biết cách tiết kiệm thời gian
Lười biếng và sáng tạo là hai thứ luôn song hành cùng nhau. Người hay trì hoãn cũng là những người luôn tìm cách hoàn thành mọi thứ trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể.
Nếu người thường chăm chỉ đi theo những con đường truyền thống đã được vạch sẵn thì người lười sẵn sàng đu dây hoặc chạy thục mạng để hoàn thành công việc nhanh nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Vì họ thừa hiểu rằng, nếu làm sai sẽ phải làm lại và đương nhiên người chăm chỉ cũng chẳng muốn lật lại chúng.
Người lười biếng luôn hưởng thụ cuộc sống
Sống vô tư, không lo lắng chính là cách người lười luôn giữ vững phong độ. Họ luôn nhắc nhở bản thân chỉ tập trung vào vấn đề quan trọng, ngoài ra không có gì đáng quan tâm.
Người lười biếng là những người sáng tạo nhất
Không phải ngẫu nhiên mà tỷ phú giàu nhất thế giới, cựu CEO Tập đoàn Microsoft – Bill Gates nói rằng “Tôi luôn chọn những người làm biếng cho những công việc khó khăn… Bởi vì họ luôn biết cách tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó”. Có thể nói, không có gì mạnh hơn một người lười khi họ luôn tìm ra những cách làm cho cuộc sống của mình dễ dàng hơn.
Thậm chí ngạn ngữ phương Tây còn có câu: Hãy giao cho kẻ lười biếng một công việc và anh ta sẽ giúp bạn tìm cách làm nó nhanh nhất. Ưu tiên của người lười luôn rất rõ ràng – họ muốn trì hoãn và hưởng thụ. Đó là lý do quan trọng để họ luôn cố gắng hoàn thành mọi việc nhanh hơn và tốt hơn.
Theo trí thức trẻ