Kiến thức Con người Làm “sếp” của đồng nghiệp cũ

Làm “sếp” của đồng nghiệp cũ

5
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamBạn vừa được thăng chức và trở thành quản lý mới của những người từng là đồng nghiệp. Bạn nghĩ mọi chuyện sẽ dễ dàng và tốt đẹp hơn bởi mọi người đã biết khá rõ về nhau.

Hãy cẩn thận, bạn rất có thể sẽ mắc những sai lầm phổ biến dưới đây:
Không “định hướng” được cách cư xử: Những nhà quản lý mới thường thể hiện quyền lực một cách thái quá, chẳng hạn hống hách, tỏ ra mình có quyền lực, độc đoán trong việc ra quyết định…

Điều này sẽ tạo sự tức giận, thái độ thù địch trong nhóm làm việc và thậm chí là sự ra đi của nhiều nhân viên.

Sợ làm mất lòng nhân viên vì họ từng là đồng nghiệp cũ:

Không ít nhà quản lý mới áp dụng chính sách mềm mỏng với nhân viên để bảo vệ tình bạn, tình đồng nghiệp trước đây.

Vì vậy trong nhiều trường hợp họ gặp khó khăn khi đưa ra những quyết định quan trọng như giải quyết các mâu thuẫn hay làm “đầu tàu” giúp văn phòng vượt qua các tình huống khó khăn.

Họ cũng sẽ gặp trở ngại trong việc cải thiện cách nhìn và sự tôn trọng của các nhân viên – một yếu tố cần để có thể quản lý tốt mọi việc.

Không hiểu rõ mong muốn của cấp trên:

Được đề bạt cho vị trí mới, bạn cần hiểu rõ mong muốn và kỳ vọng của cấp trên khi quyết định cất nhắc bạn lên vị trí đó. Bạn cần thuộc lòng hướng phát triển của công ty cũng như trách nhiệm công việc của bạn.

Hãy thảo luận thẳng thắn với cấp trên về những hi vọng đó và những dự định tương lai mà họ muốn bạn thực hiện, sau đó họp các nhân viên lại để thông báo tổng quát những việc cần làm.

Không hiểu nhu cầu của cấp dưới:

Khi hiểu được mong muốn của cấp trên, bạn cũng cần hiểu nhu cầu của cấp dưới và giúp họ nhận ra những đóng góp của họ với công ty là rất quan trọng.

Hãy dành thời gian để gặp từng người và thảo luận với họ về vai trò và trách nhiệm trong công việc, từ đó nêu ra những vướng mắc cần giải quyết và những điểm chung cần được phát huy.

Đặc biệt, bạn nên chia sẻ cách bạn quản lý, bao gồm cách ra quyết định cho từng vấn đề và cách giải quyết các mâu thuẫn.

Chưa tận dụng được hết sự ủng hộ của nhân viên:

Bạn không quan tâm và giúp đỡ nhân viên trong công việc khiến khoảng cách giữa bạn với nhân viên ngày càng xa. Bên cạnh đó, việc không thường xuyên chỉ bảo cấp dưới sẽ dẫn đến sự yếu kém của nhân viên trong công việc.

Bạn cần hiểu một nhà quản lý giỏi là người có được đội ngũ nhân viên giỏi và ủng hộ họ hết mình. Vì vậy bạn cần phải giám sát tận tình và giúp đỡ nhân viên mỗi khi họ gặp vướng mắc trong công việc dù bạn bận đến đâu.

Thừa nhận sai lầm của bản thân:

Bạn có được chức vụ cao, bạn đang quản lý một đội ngũ lớn các nhân viên, điều đó không có nghĩa là mọi việc bạn làm đều đúng. Nếu muốn thành công, bạn phải biết chấp nhận sai lầm và tìm ra biện pháp sửa sai, đồng thời cần rút ra bài học từ sai lầm đã mắc phải.

Theo Kiem Viec

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không