Kiến thức Đãi ngộ Vì sao Elon Musk khuyến khích nhân viên chỉ ra chính xác...

Vì sao Elon Musk khuyến khích nhân viên chỉ ra chính xác những sai lầm của lãnh đạo?

10
Bạn đã bao giờ muốn nói với sếp của bạn những điều ông ấy đang làm là sai hoặc không đem lại hiệu quả gì cho công việc? Đa số chúng ta đều e ngại khi góp ý trực tiếp với cấp trên. Nhưng, cả CEO Elon Musk của SpaceX và Ray Dalio – người sáng lập kiêm chủ tịch quỹ đầu tư lớn nhất thế giới Bridgewater Associates đều muốn nhân viên của họ làm được điều đó.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Mặc dù góp ý thẳng thắn với một tỷ phú trong thế giới công nghệ hay người quyền lực nhất trong thế giới tài chính có vẻ đáng sợ, nhưng cả Musk và Dalio đều muốn phát triển một nền văn hóa công ty mà ở đó, nhân viên có thể tự tin lên tiếng khi phát hiện ra các vấn đề không đúng hoặc sai lầm của lãnh đạo. Cả 2 người đàn ông xuất sắc này đều muốn nghe ý kiến của tất cả mọi người.

“Rất nhiều bằng chứng cho thấy, lắng nghe ý kiến từ nhiều chiều, của nhiều người có thể giúp những người đứng đầu đưa ra quyết định tốt hơn. Thay vì lựa chọn trong những ý định có sẵn, họ khuyến khích những suy nghĩ đa dạng và sáng tạo”, theo nhà tâm lý học, giáo sư hàng đầu Adam Grant tại Đại học Wharton Business School.

Tại Tesla hay SpaceX, Elon Musk muốn xây dựng một môi trường làm việc cởi mở, khuyến khích các nhân viên có thể bày tỏ ý kiến về những vấn đề họ quan tâm. “Hãy quan sát cả những thứ có vẻ như không liên quan. Nhưng nếu bạn nghĩ nó có một chút khả năng ảnh hưởng đến thành công của chúng tôi, thì hãy cho tôi biết. Nếu mọi người cảm thấy e ngại, tôi sẽ nói cho họ biết những điều đáng ngại hơn sẽ xảy ra nếu họ im lặng”, Elon Musk nói với Adam Grant trong một buổi trò chuyện về vấn đề này.

Tương tự như vậy, doanh nhân Ray Dalio nổi tiếng chia sẻ những email góp ý mà ông nhận được từ các nhân sự chưa có kinh nghiệm với mọi người trong công ty. Sau đó, ông yêu cầu ban quản lý xem xét kỹ những ý tưởng có giá trị và có thể học hỏi. Dalio sẵn sàng nghe những lời chỉ trích và khuyến khích những người làm việc cùng ông làm điều đó.

“Tình huống này có thể dẫn đến 2 hướng phản ứng. Những lãnh đạo khác trong tổ chức nhận thấy bản thân cần cởi mở và sẵn sàng đón nhận các ý kiến trái chiều nhiều hơn. Hoặc, đó sẽ là tín hiệu rõ ràng rằng mọi người đều có thể lên tiếng và sẽ được lắng nghe một cách nghiêm túc”, Ray Dalio cho biết.

Sẵn sàng lắng nghe cho dù có bị tổn thương, đó là một cách để tạo ra nên văn hóa cởi mở ở nơi làm việc. Nói lên ý kiến của bạn không phải một điều đáng sợ và chắc chắn, nó sẽ có ích cho con đường phát triển của bạn.

Theo CNBC

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không