Nhằm đáp ứng Luật kế toán, Luật ngân sách và Luật phí lệ phí đã được ban hành năm 2015, Bộ Tài chính đã có DỰ THẢO thay đổi chế độ kế toán HCSN và đã ban hành Nghị định số 25/2017/NĐ-CP về BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC để đáp ứng việc lập báo cáo theo chế độ kế toán HCSN đang dự thảo. Hiệu lực thi hành của Nghị định từ ngày 01/01/2018 và Báo cáo Tài chính nhà nước đầu tiên được lập theo số liệu tài chính năm 2018.
Tóm tắt nội dung chính của Nghị định 25/2017/NĐ-CP như sau:
- Nghị định này quy định về nội dung báo cáo tài chính nhà nước; việc tổ chức thực hiện lập, công khai báo cáo tài chính nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc cung cấp thông tin phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước
Quy định đối tượng áp dụng
- Bộ Tài chính
- Kho bạc Nhà nước các cấp;
- Cơ quan quản lý, thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước các cấp;
- Cơ quan quản lý tài sản, nguồn vốn của Nhà nước các cấp;
- Cơ quan nhà nước, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Cơ quan, tổ chức quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;
- Đơn vị sự nghiệp công lập.
Nội dung báo cáo tài chính nhà nước: Gồm 4 báo cáo sau
- Báo cáo tình hình tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ thông tin về tài sản; nợ phải trả; nguồn vốn của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo. (Tương tự bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp và cũng có các nội dung: Tài sản của Nhà nước, Nợ phải trả của Nhà nước, Nguồn vốn của Nhà nước)
- Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh trong kỳ báo cáo. (Tương tự báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp và cũng có các nội dung: Thu nhập của Nhà nước, Chi phí của Nhà nước, Kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ, bao gồm các luồng tiền thu vào, các luồng tiền chi ra từ các hoạt động chủ yếu, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo; số dư tiền và tương đương tiền tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh. (Tương tự báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Doanh nghiệp)
- Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước được lập để giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước, tình hình lưu chuyển tiền tệ nhà nước trong kỳ báo cáo trên phạm vi toàn quốc hoặc một tỉnh. (Tương tự Thuyết minh báo cáo tài chính của Doanh nghiệp)
- Hiệu lực thi hành của Nghị định từ ngày 01/01/2018 và Báo cáo Tài chính nhà nước đầu tiên được lập theo số liệu tài chính năm 2018.
Nội dung chi tiết của Nghị định 25/2017/NĐ-CP xem tại đây.
Trân trọng thông báo!
Theo Bộ tài chính
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông