Kiến thức Tài chính kế toán Doanh nghiệp “quảng bá” hình ảnh bằng báo cáo diễn giải

Doanh nghiệp “quảng bá” hình ảnh bằng báo cáo diễn giải

225
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamHiện nay, thông tin là vấn đề mà nhiều nhà đầu tư, đặc biệt quan tâm nhưng luôn thường trực mối lo lắng về độ tin cậy của thông tin mà nhà đầu tư quan tâm không chỉ là thông tin tài chính mà cả thông tin phi tài chính cũng vô cùng quan trọng và trong nhiều trường hợp đó lại là nhân tố quyết định để đầu tư vào doanh nghiệp.
Chính vì vậy, hiện nay rất nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đã rất nghiêm túc trong việc đầu tư và công bố thông tin về mình như một công cụ để quảng bá mà không tốn kém chi phí qua các “báo cáo diễn giải”. Tuy nhiên, ở Việt Nam các công ty còn chưa thực sự chú ý đến vấn đề này! Với bài viết này, tác giả mong muốn sẽ gửi đến những người quan tâm một công cụ để quảng bá cho đơn vị mình mà không hề tốn chi phí như những kênh quảng cáo khác.
Khi đọc báo cáo thường niên của một doanh nghiệp, bạn sẽ phải ghi chú cả “nửa trước” và “nửa sau” của nó mà thông thường cả hai nội dung này lại nằm trọn vẹn trong nhiều tài liệu khác nhau, nội dung đầy đủ của thông tin trong các con số và các tài khoản lại nằm trong mặt diễn giải của nó. Một nửa những thông tin được trình bày thông qua các số liệu tài chính tưởng như khá khô khan, trong khi một nửa thông tin còn lại nằm trong báo cáo diễn giải – cơ hội của các doanh nghiệp kể về câu chuyện của chính họ bằng ngôn từ của họ để cung cấp các thông tin phi tài chính có thể sẽ giúp cổ đông ra các quyết định kinh doanh. Báo cáo tài chính giải thích rõ ràng các yếu tố tài chính, nhưng có những vấn đề liên quan đến yếu tố phát triển bền vững của công ty rất hữu ích thì lại nằm trong báo cáo diễn giải như: sự tăng trưởng như thế nào, các yêu cầu liên quan đến quy định của luật pháp khổng lồ và phức tạp,…
Vậy báo cáo diễn giải (narrative reporting) là gì? Thuật ngữ “báo cáo diễn giải” được sử dụng để mô tả các thông tin phi tài chính nằm trong các báo cáo của công ty để cung cấp một bức tranh rộng hơn và có ý nghĩa hơn về hoạt động kinh doanh, vị trí trên thị trường, chiến lược, khả năng thực hiện và các định hướng tương lai của một công ty. Báo cáo diễn giải gồm tất cả thông tin công bố trong báo cáo thường niên ngoại trừ các bản báo cáo tài chính được kiểm toán và báo cáo kiểm toán.
Trong những năm gần đây, có khá nhiều sự chắp vá và làm qua loa trong việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán về trình bày báo cáo tài chính. Nhưng trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình hiện nay của các nước vẫn quá thiên về các thông tin quá khứ. Nói một cách dễ hiểu hơn, các công ty vẫn chưa truyển tải cho những nhà phân tích, nhà đầu tư thông tin mà họ cần. Điều này là căn nguyên cho những tranh luận xung quanh một mô hình báo cáo trong những năm gần đây và là lý do của sự gia tăng nhu cầu về báo cáo diễn giải để giải thích một cách tốt hơn về chất lượng và sự ổn định trong hoạt động của các công ty. Tuy nhiên, các công ty lại thường hay phàn nàn rằng thực tế họ chỉ vừa có đủ thời gian để thực hiện công việc kinh doanh của họ bởi hàng núi những quy định và luật lệ liên quan đến việc lập báo cáo tài chính. Dưới áp lực như vậy thì cũng không ngạc nhiên khi các công ty thường chỉ đáp ứng một cách hạn chế những nhu cầu cho một báo cáo diễn giải. Tuy nhiên, thực tế thì mọi người lại rất quan tâm đến việc doanh nghiệp hoạt động như thế nào cũng như báo cáo ra làm sao? Vì vậy, người nắm bắt được những nhu cầu này sẽ có cơ hội phát triển hơn hẳn những người muốn né tránh chúng. Cơ hội cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh thực tế của mình thông qua chính những báo cáo diễn giải có chất lượng mà doanh nghiệp “gửi” đến cho khách hàng.
Báo cáo diễn giải giống như một loại sản phẩm để trợ giúp cho việc tạo nên một bức tranh khác biệt hơn, hấp dẫn hơn và tăng lợi thế thương mại về doanh nghiệp mà làm cho các nhà đầu tư hiểu hơn và cải thiện được mối quan hệ tốt đẹp hơn với các cổ đông của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc xây dựng nên các thông tin này cũng góp phần nâng cao hiệu quả, năng lực hoạt động và quản lý của Ban giám đốc doanh nghiệp.
Những quy định và hướng dẫn về lập báo cáo diễn giải
Theo Ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế, mục đích quan trọng nhất của báo cáo diễn giải là cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng.
Trong hướng dẫn về lập báo cáo diễn giải của IASB (International Accounting Standards Board) cũng chỉ nêu ra các doanh nghiệp “nên” trình bày như thế nào, chứ không đưa ra các quy định bắt buộc phải trình bày các báo cáo diễn giải. Những quy định và hướng dẫn khuyến khích các công ty chỉ đưa ra những thông tin nào mà họ tin rằng có thể quản lý được hoạt động kinh doanh của họ phụ thuộc vào thực tế, tình hình của doanh nghiệp và giải thích rõ ràng nội dung của những yếu tố nên có trong một báo cáo diễn giải. Theo đó, báo cáo diễn giải nên bao gồm các thông tin về đặc điểm kinh doanh, mục tiêu quản lý và chiến lược để đạt được các mục tiêu đó; những nguồn lực quan trọng, rủi ro và các mối quan hệ quan trọng nhất của doanh nghiệp; kết quả hoạt động và triển vọng phát triển của đơn vị; những nhân tố và thước đo kết quả hoạt động được ban quản trị sử dụng khi đánh giá các mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp. Một vài thông tin này có thể được trình bày, nhưng không cần thiết phải nằm trong báo cáo thường niên, trong khi một số thông tin khác hiện tại chỉ được sử dụng nội bộ chứ không thông báo ra bên ngoài. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp sẽ phải đánh giá liệu các thông tin đang xem xét đó có đủ điều kiện để công bố ra bên ngoài hay không. Ở mức độ cao nhất, việc rà soát lại những thông tin được thiết lập với mục đích có thể hiểu được bước phát triển chiến lược từ đó sẽ nêu bật lên những thông tin đang bị bỏ lỡ. Khi đó, công ty cần quan tâm cách thức công bố thông tin bị thiếu và cách thức để cải thiện đặc điểm và chất lượng của thông tin được sử dụng để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, những quy định về lập báo cáo diễn giải đối với các doanh nghiệp mới thể hiện ở Thông tư 09/2010/TT-BTC, ngày 15/01/2010 và mới đây là Thông tư 52/2012/TT-BTC thay thế cho thông tư 09/2010/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/6/2012 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên những quy định ở đây vẫn còn chung chung, chưa cụ thể và mới chỉ áp dụng đối với các công ty đại chúng. Theo đó, các công ty đại chúng tại Việt Nam phải công bố các thông tin thường xuyên, định kỳ, thông tin bất thường, thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán nhà nước, giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn, giao dịch cổ phiếu quỹ, giao dịch cổ phiếu của cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng, giao dịch chào mua công khai, chào bán chứng khoán và tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán. Đối với báo cáo thường niên thì mới chỉ quy định các nội dung bắt buộc như: lịch sử hình thành công ty, báo cáo của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty về tình hình hoạt động của công ty, báo cáo về tình hình quản trị công ty, báo cáo của Ban Giám đốc, báo cáo tài chính, bản giải trình báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán, các công ty liên quan, tổ chức và nhân sự, thông tin cổ đông/các thành viên góp vốn và quản trị công ty. Với những quy định trong Thông tư 52 có đề cập đến các báo cáo về định hướng phát triển cho công ty và các rủi ro doanh nghiệp có thể và đang gặp phải, tuy nhiên hướng dẫn còn chung chung, chưa chi tiết cùng với sự hiểu biết của các nhà đầu tư còn chưa đầy đủ, rõ ràng bởi mức độ phát triển của thị trường còn chưa cao, vẫn mang tính nhỏ lẻ cùng thời gian và chi phí cho việc lập các báo cáo thông tin ra bên ngoài đối lập nhau, các thông tin dùng để so sánh còn chưa đủ độ tin cậy nên thực trạng về lập và trình bày báo cáo diễn giải thực sự có ý nghĩa tại Việt Nam hiện nay vẫn còn là một khó khăn.
Những công ty có định hướng tương lai luôn sẵn sàng tìm kiếm cách thức để chuyển những nhu cầu từ gánh nặng của công ty thành một cơ hội. Tuy nhiên, nếu những cơ hội này không được nắm lấy và quy trình xử lý không được lên kế hoạch một cách đầy đủ thì doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải rủi ro làm hủy hoại danh tiếng của công ty, của các cổ đông, thị phần và khả năng cạnh tranh của công ty.
Các công ty đang đối mặt với sự gia tăng nhu cầu về báo cáo diễn giải và họ càng sớm bắt tay vào chuẩn bị thì vị trí của họ càng tốt hơn, họ sẽ tránh được những cạm bẫy và thu về được nhiều lợi ích – vì vậy hãy hành động ngay từ bây giờ và thu được nhiều ích lợi từ việc nắm bắt lấy cơ hội.
Rủi ro xảy ra khi chúng ta bỏ quên nhu cầu, lợi ích sẽ đến nếu nắm bắt được chúng. Các công ty sẵn sàng cung cấp những thông tin thừa, không cần thiết trên báo cáo thường niên, trên các phương tiện thông tin đại chúng khác và sắp xếp những thông tin này với các mức độ chi tiết khác nhau trên thông tin diễn giải và thông tin theo ngữ cảnh như thông tin thị trường, thông tin về chiến lược kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các công ty. Hơn nữa, bằng việc khuyến khích các công ty cung cấp thông tin một cách đều đặn được sử dụng để nắm bắt được tình hình kinh doanh của họ, các hướng dẫn và quy định ngụ ý rằng thông tin nên là các thông tin có thể sử dụng được. Chắc chắn rằng với tất cả áp lực khác – báo cáo và các công việc khác – mà các công ty phải thực hiện, câu hỏi đặt ra rằng họ có thể đưa ra những lời nói đãi bôi một số yêu cầu cho báo cáo diễn giải hay không? Những rủi ro và lợi ích chỉ ra dưới đây sẽ gợi ý họ không nên làm vậy.
Rủi ro
Các yêu cầu trên làm phát sinh các rủi ro cho các công ty. Tuy nhiên, điều lớn nhất trong việc họ nói dối các thông tin chính là sự thất bại trong lập kế hoạch một cách phù hợp và trách nhiệm của họ dẫn đến kết quả là sự thiệt hại trong dài hạn đến các nhà đầu tư, các cổ đông, niềm tin của công chúng, thị phần và sau cùng là vị thế cạnh tranh của họ trên thị trường.
Những lỗ hổng thông tin có thể bị coi như quá muộn trong quy trình xử lý
Việc cân nhắc đến nội dung trên biên bản cuộc họp gần nhất trong quy trình lập báo cáo có thể nêu bật lỗ hổng thông tin mà nó không được đưa vào trong khoảng thời gian thích hợp. Thâm chí nếu nội dung của một cuộc họp của công ty được đưa ra, nó có thể tạo ra tác động trong việc nhấn mạnh điểm yếu chiến lược và trong hoạt động kinh doanh mà có thể bị nhận ra và Đối thủ cạnh tranh có thể nhận được thời cơ thuận lợi đầu tiên Thông điệp của thông tin và báo cáo diễn giải sẽ mở ra những lĩnh vực mới. Sự thất bại trong việc vẽ nên một bức tranh có sức thuyết phục sẽ phô ra cho các công ty khác về khả năng cạnh tranh thiếu sức thuyết phục và sự nghi ngờ từ các nhà đầu tư và những người có sự quan tâm, theo dõi về khả năng hoạt động của công ty.
Nếu những đối thủ cạnh tranh nắm được sự thay đổi và cơ hội đó, họ sẽ có thể hình thành thêm thông tin đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư và người quan tâm. Các công ty sẽ được khuyến khích, chứ không phải là bị ép buộc, cung cấp những thông tin tương tự liên quan đến liệu có một mô hình kinh doanh phù hợp tại các công ty không.
Lợi ích Trong khi báo cáo diễn giải có thể đưa ra một số rủi ro, nhưng ngược lại cũng có rất nhiều lợi ích cho các công ty mà họ thực sự nắm bắt được tinh thần của các nhu cầu về báo cáo diễn giải như một xu hướng tất yếu hiện nay.
Gia tăng sự am hiểu tình hình kinh doanh, cải thiện được năng lực quản lý và hoạt động hiệu quả của Ban quản trị doanh nghiệp. Với quá trình đáp ứng những nhu cầu trên có thể tạo cơ hội cho ban quản trị đặt ra vấn đề về chiều sâu và chiều rộng của các thông tin mà họ sử dụng, và kết quả sẽ đánh giá được liệu trong một thời gian hạn chế của một cuộc họp hội đồng quản trị có nên công bố thông tin ra bên ngoài hay không? Có bao nhiêu ban giám đốc thường được đánh giá hoạt động cao mà đi ngược với số liệu tài chính truyền thống và bao nhiêu thời gian được giành ra cho các chiến lược và hoạt động sáng tạo có giá trị? Vượt qua trở ngại thời gian, thách thức trong việc đáp ứng những nhu cầu trên sẽ cung cấp cho Ban Quản trị một bức tranh đầy thuyết phục về hoạt động của công ty, với một cái nhìn mạnh mẽ và vững chắc hơn về tình hình kinh doanh.
Gia tăng sự am hiểu của nhà đầu tư và cải thiện mối quan hệ của doanh nghiệp với những cổ đông chính. Một công ty với báo cáo diễn giải hiệu quả sẽ mang đến cho các nhà đầu tư, cổ đông những cái nhìn sâu sắc, rõ ràng hơn về giá trị đích thực của doanh nghiệp đó, và nhấn mạnh một cách rõ ràng tại sao chiến lược được chọn của doanh nghiệp là đúng đắn để họ có thể nắm bắt được xu hướng kinh doanh và định hướng cho tương lai. Điều này vô hình chung tạo cho những người sử dụng thông tin rõ ràng hơn về một bức tranh mở nhưng đầy đủ, dễ hiểu hơn và nó đánh giá được năng lực của Ban Quản trị doanh nghiệp.
Một số những ưu điểm khác chính là công ty sẽ nâng cao được danh tiếng và thị phần hơn, giảm chi phí vốn mà vẫn thu hút, duy trì khả năng, năng lực hoạt động tốt nhất của nó. Việc lập báo cáo của các công ty vẫn phải luôn thực hiện qua các kỳ với những thay đổi không dự đoán được. Bởi các khoản thu nhập được báo cáo ra bên ngoài ngày càng trở nên không ổn định, nên những hướng dẫn về quản lý công ty cũng trở nên mở rộng hơn, và chỉ số đầu tư mang ý nghĩa xã hội đang trở nên thách thức hơn, thì việc thực hiện báo cáo diễn giải và thông tin cụ thể thống nhất qua thời gian sẽ giúp công ty có một hành lang hay một cái khung để cung cấp những cái nhìn rõ ràng nhất và hiệu quả nhất về tình hình hoạt động của nó.
Xét nội bộ công ty, thách thức trong việc đối chiếu một hệ thống thông tin diễn giải và thông tin đặc thù mạch lạc, rõ ràng với cơ hội để đánh giá lại các mặt hoạt động của các thông tin như thế nào chính là cầu nối công ty với không những thế giới bên ngoài doanh nghiệp như các thông điệp đã được đưa ra có chủ ý mà còn giảm bớt khá nhiều chi phí phát sinh liên quan đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau như nhà đầu tư, các phương tiện truyền thông, mối quan hệ với các nhà đầu tư, báo cáo về môi trường và xã hội, chính sách với người lao động, v.v…
Nếu đọc các báo cáo diễn giải của các công ty lớn trên thế giới chúng ta sẽ thấy thông tin họ đưa ra khá đầy đủ, ngoài những nội dung cơ bản như trên, các báo cáo này còn tập trung khá nhiều cho việc phân tích và chiến lược hoạt động trong tương lai bởi báo cáo diễn giải chính là cơ hội quảng bá, tạo dựng uy tín của các doanh nghiệp bởi hầu như những nhà đầu tư nào quan tâm đến doanh nghiệp họ đều phải đọc các thông tin trên, đó cũng là một phương tiện truyền thông hiệu quả cho các mối quan hệ, nguồn lực, rủi ro trong cả hiện tại và tương lai mà chi phí cho kênh quảng bá này lại không hề cao so với các phương tiện quảng bá khác.
Và thực tế ở Việt Nam, qua việc phân tích báo cáo thường niên của một số doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, đặc biệt khi nghiên cứu báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết được bình chọn báo cáo thường niên tốt nhất, tác giả nhận thấy hầu hết báo cáo của các doanh nghiệp này đã được đầu tư, thiết kế khá kỹ lưỡng và đã có những phân tích về kết quả và chiến lược hoạt động trong tương lai. Điều này chứng tỏ, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần dần có được sự hiểu biết sâu sắc hơn, đã nắm bắt được xu hướng phát triển tất yếu trong việc minh bạch hóa các thông tin, đó cũng chính là cơ hội giúp họ thu hút được những nhà đầu tư đầy tiềm năng.

Theo VACPA

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không