Kiến thức Đào tạo Đơn giản là ngồi thẳng lưng dậy, bạn sẽ cải thiện được...

Đơn giản là ngồi thẳng lưng dậy, bạn sẽ cải thiện được cả sức khỏe lẫn sự nghiệp của mình

6
Tư thế sai không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà nó còn ảnh hưởng đến cả chất lượng cuộc sống của bạn thông qua hoạt động hô hấp, thể lực, tâm trạng và nhận thức. Chưa hết, nghiên cứu còn chỉ ra tư thế ảnh hưởng đến cả hiệu suất làm việc và mức độ thành công trong sự nghiệp của bạn.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

“Ngồi thẳng lưng và ngẩng cao đầu lên”, có lẽ chúng ta đều đã từng nghe bố mẹ, bạn bè hay ai đó nhắc nhở mình về dáng ngồi cũng như đi đứng. Hầu hết mọi người sẽ công nhận lời nhắc nhở ấy là hợp lý, và họ sẽ lập tức đáp lại bằng việc điều chỉnh tư thế.

Nhưng rồi chỉ một lúc sau đó, đâu lại vào đấy.

Tư thế còng lưng, không thể ngồi thẳng lưng, vai và đầu chúi về phía trước là một nhận dạng điển hình của dân văn phòng, và nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại di động quá mức. Thật không may, tác hại của nó là rất lớn.

Tư thế sai không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà nó còn ảnh hưởng đến cả chất lượng cuộc sống của bạn thông qua hoạt động hô hấp, thể lực, tâm trạng và nhận thức. Chưa hết, nghiên cứu còn chỉ ra tư thế ảnh hưởng đến cả hiệu suất làm việc và mức độ thành công trong sự nghiệp của bạn.

Tư thế của bạn chuẩn hay không chuẩn, nó không chỉ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận cơ thể, mà còn là cách người khác nhìn vào bạn . Nghiên cứu chỉ ra rằng ngồi không thẳng lưng, với đầu và vai chúi về phía trước khiến bạn dễ buồn bã và mệt mỏi hơn .

Làm một ví dụ đơn giản, bạn hãy giữ tư thế đó và thử cười thật lớn. Rất khó phải không nào?

Một tư thế không ủng hộ hoạt động cười sẽ khiến bạn dễ nghiêng về phía các cảm xúc tiêu cực hơn. Vì vậy, chỉ cần đổi sang tư thế thẳng lưng và thoải mái, tâm trạng của bạn ngay lập tức có thể thay đổi rồi.

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đưa hai nhóm người vào một loạt các bài kiểm tra: đọc, phát biểu trước công chúng, cảm xúc, tâm trạng, sự tự tin, lòng tự trọng và tình huống nguy hiểm. Một nhóm có tư thế thẳng lưng và nhóm còn lại thì không.

Kết quả cho thấy nhóm có tư thế thẳng lưng sẽ có tâm trạng tốt hơn, sự tự tin cao hơn, họ cũng hoàn thành bài kiểm tra tốt và ít sợ hãi hơn nhóm còn lại. Một điều thú vị nữa sau các bài kiểm tra, đó là kể cả khi đã đọc xong các diễn văn, nhóm có tư thế sai lệch còn sử dụng nhiều từ ngữ tiêu cực hơn trong trò chuyện thông thường, so với nhóm có tư thế chuẩn.

Tư thế xấu cũng ảnh hưởng đến mức năng lượng trong cơ thể. Khi bạn trông có vẻ thũng vai xuống, năng lượng hay nói cách khác là sức sống của bạn tụt giảm. Điều này đặc biệt đúng với môi trường làm việc văn phòng, khi tư thế được giữ trong khoảng thời gian lâu dài.

Ngồi rũ rượi sau một màm hình máy tính tạo ra một chuỗi những phản ứng sinh lý và tâm lý thúc đẩy sự mệt mỏi. Bạn cứ thử ngồi thẳng dậy hoặc đi lại xung quanh một lát thôi sẽ cảm nhận ngay được những thay đổi gần như tức khắc.

Thay đổi tư thế có thể giúp bạn thay đổi cảm xúc và tâm trạng trong tức khắc

Amy Cuddy, một nhà tâm lý học xã hội tại Harvard đã từng thực hiện một nghiên cứu về mối liên hệ giữa tư thế và sự tự tin. Cô chia sẻ rằng khi mọi người có một tư thế mạnh mẽ và tự tin trong tình huống xã hội, mức độ testosterone và cortisone của họ cũng tăng.

Điều thú vị và bất ngờ nhất mà Cuddy tiết lộ: Tư thế ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Những người có tư thế chuẩn, tự tin và mạnh mẽ sẽ cải thiện được khả năng thành công hơn so với những người khác. Và không phải không có những lý do thuyết phục cho điều đó.

Sự thành công trong sự nghiệp của bạn phụ thuộc vào từng ngày làm việc. Và bạn đã ngồi, đi và đứng thế nào trong từng ngày làm việc của mình? Tư thế ảnh hưởng đến khả năng hít thở, hấp thụ oxy, sự làm việc của hệ tuần hoàn, do đó, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

Khi xương cột sống bị giữ ở độ cong quá lớn, như trong tư thế chúi đầu về phía trước mà nhiều nhân viên văn phòng mắc phải, bạn sẽ cảm thấy có đôi chút khó thở.

Bởi vậy mà vào đúng lúc mà tư thế được cải thiện, chẳng hạn như một cái vươn vai, ngồi thẳng dậy hoặc hơn nữa là đứng thẳng người, bạn sẽ ngay lập tức có một hơi thở sâu và tốt hơn.

Từ góc độ vật lý để nói thêm, khi các kết cấu cơ thể không được ở trạng thái tự nhiên nhất, các khớp, dây chằng và cơ đều đặt trong trạng thái căng thẳng. Điều tệ hại nhất là lâu dần, trạng thái căng thằng này “đào tạo” ngược lại hệ thần kinh, khiến bạn quen dần với tư thế sai lệch.

Nguyên nhân này lý giải tại sao chúng ta đều ý thức được một phần tư thế sai của mình, nhưng khi sửa thì cực khó. Quá trình sẽ đòi hỏi nỗ lực và một ý chí cực kỳ mạnh mẽ, và quan trọng nhất bạn phải biết được cách.

Để sửa được tư thế ngồi sai, bạn phải có ý chí và quyết tâm

Bước đầu tiên để điều chỉnh lại tư thế, bạn phải đánh giá được tình trạng của mình. Tốt nhất, việc đánh giá nên được thực hiện bởi những người có chuyên môn như giáo viên thể dục, bác sĩ, chuyên viên trị liệu…

Thiết bị y tế như máy chụp X-quang sẽ cần thiết trong trường hợp bạn gặp tình trạng nặng như cong, vẹo cột sống, đốt sống cổ… Đánh giá tư thế của bạn được thực hiện trong cả trạng thái tĩnh, đứng hoặc ngồi và trạng thái động liên quan đến tư thế di chuyển.

Bước thứ hai không kém phần quan trọng, tìm ra đâu là nguyên nhân đã đưa bạn vào một tư thế sai lệch. Bạn phải tự xem lại lối sống, nghề nghiệp và thói quen hàng ngày của mình. Chẳng hạn như một công việc văn phòng hay thói quen sử dụng điện thoại là nguyên nhân cho cổ, vai và lưng bạn không được thẳng.

Cuối cùng, hãy tìm cách đào tạo lại não bộ, từ bỏ hay ít nhất là hạn chế dần những tác nhân đã khiến tư thế của bạn bị sai chuẩn. Luôn nhận thức được rằng bạn cần phải lấy lại tư thế của mình, và một số gợi ý dưới đây có thể giúp ích cho bạn:

1. Khi ngồi, hãy ngồi thẳng lưng. Đứng dậy đi lại 30 phút một lần.

2. Tập hít thở sâu. Hít thở sâu yêu cầu tư thế của bạn phải chuẩn chỉnh, bởi vậy, tập hít thở cũng là một cách để bạn lấy lại tư thế.

3. Dành thời gian tập luyện, kéo giãn các bộ phận cơ thể hay bị đặt vào trạng thái căng thẳng. Chẳng hạn như ưỡn ngực, vươn vai, kéo giãn lưng…

4. Tăng cường tập luyện để củng cố sức mạnh cho các cơ giúp bạn giữ tư thế, ví dụ như cơ lưng, hông.

5. Đừng quên tư thế tập luyện cũng phải đúng chuẩn.

6. Cuối cùng hãy mỉm cười. Nụ cười cũng sẽ giúp tư thế của bạn thoải mái hơn.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không