Kiến thức Tài chính kế toán So sánh Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế –...

So sánh Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế – Phần 3

19738

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam        Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam. Về cơ bản các chuẩn mực đã đáp ứng được nhu cầu hướng dẫn trong quá trình lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, với xu thế đầu tư nước ngoài gia tăng trong điều kiện hội nhập, các tập đoàn đa quốc gia có cơ sở tại Việt Nam thường yêu cầu các chi nhánh hoặc công ty con tại Việt Nam trình bày Báo cáo tài chính phù hợp với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs)

I/ IAS 14 và VAS 28 – Báo cáo bộ phận

1) Mục đích 

        IAS/VAS: Mục đích của chuẩn mực này là qui định nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo thông tin tài chính theo bộ phận, lĩnh vực kinh doanh và các khu vực đại lý khác nhau của doanh nghiệp.

2) Phạm vi 

        IAS/VAS: Chuẩn mực này áp dụng cho doanh nghiệp có chứng khoán trao đổi công khai và doanh nghiệp đang phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

3) Xác định các bộ phận cần báo cáo 

        IAS/VAS: Doanh nghiệp cần sem xét tới cơ cấu tổ chức, hệ thống báo cáo nội bộ để xác định các bộ phận kinh doanh và khu vực địa lý của mình. Nếu các bộ phận nội bộ không được chia the khu vực địa lý hay theo loại hàng hoá, dịch vụ thì doanh nghiệp cần xem xét phân chia các bộ phận chi tiết hơn để xác định các bộ phận cần báo cáo. Chuẩn mực cũng đưa ra hướng dẫn về bộ phận nào cần được báo cáo (thông thường mức tối thiểu là 10%)

4) Chính sách kế toán của bộ phận 

        IAS/VAS: Thông tin của bộ phận phải được lập và trình bày phù hợp với chính sách kế toán áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

II/ IAS 16 và VAS 03 – Tài sản cố định hữu hình

1) Ghi nhậ tài sản cố định hữu hình 

        IAS: Không qui định mức giá trị tối thiểu để ghi nhận Tài sản cố định 

        VAS: các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tẩin đó; 
  • Nguyễn giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; 
  • Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; 
  • Có đủ tiêu chuẩn, giá trị theo qui định hiện hành (Theo qui định hiện hành, mức giá trị tối thiểu để ghi nhận TSCĐ là 10 triệu VNĐ).

2) Xác định giá trị ban đầu 

        IAS/VAS: Các tài sản đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ cần được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá 

        IAS: Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm:

  • Giá mua; 
  • Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào vị trí và trạng thái sẵn sàng sử dụng theo đúng dự định của Ban Giám đốc; 
  • Các chi phí ước tính cho việc tháo dỡ, di chuyển các tài sản và khôi phục mặt bằng; 
  • Chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất các tài sản đủ tiêu chuẩn ghi nhận.

        VAS: Tương tự như qui định của chuẩn mực kế toán quốc tế, trừ khoản mục chi phí ước tính cho việc tháo dỡ, di chuyển các tài sản và khôi phục mặt bằng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ.

  • Giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc và quyền sử dụng đất cần được trình bày riêng, trong đó giá trị quyền sử dụng đất cần phải được xác định là TSCĐ vô hình.

3) Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu 

        IAS: Đơn vị có thể lựa chọn sử dụng phương pháp giá gốc hoặc phương pháp đánh giá lại và áp dụng chính sách kế toán này cho một nhóm tài sản. Giá đánh giá lại phải là giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại trừ đi khấu hao luỹ kế và các khoản lỗ do giá trị tài sản bị tổn thất. 

        VAS: Chỉ cho phép sử dụng phương pháp giá gốc.

4) Xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản 

        IAS: Khi việc đánh giá lại làm tăng giá trị tài sản, thì số chênh lệch giá này cần được ghi tăng khoản mục thặng dư đánh giá lại (phần nguồn vốn), trừ trường hợp chính tài sản này trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đó đã được ghi vào chi phí thì số đánh giá tăng lần này cần được ghi nhận là thu nhập. 

        Khi đánh giá lại làm giảm giá trị tài sản thì số chênh lệch giá vượt quá số có thể ghi giảm vào khoản mục thặng dư đánh giá lại (là số hiện đang ghi nhận là thặng dư đánh giá lại của cùng tài sản) cần được ghi nhận là chi phí. 

        VAS: Không đề cập vấn đề này

5) Sự giảm giá trị tài sản

        IAS: Khi giá trị có thể thu hồi được giảm xuống thấp hơn giá trị còn lại, thì giá trị còn lại cần được điều chỉnh giảm xuống mức giá trị có thể thu hồi được. Phần điều chỉnh giảm vượt quá số hiện đang ghi trên khoản mục thặng dư đánh giá lại của chính tài sản đó, cần được ghi nhận là chi phí. 

        Khi tình huống dẫn đến việc ghi giảm giá trị tài sản không còn hiện hữu và chắc chắn sẽ xuất hiện các điều kiện mới, cần ghi nhận một khoản dự phòng tăng giá tài sản. Tuy nhiên, khoản dự phòng ghi tăng này cần được giảm trừ số khấu hao đáng lẽ đã được trích nếu trước đó không ghi giảm giá trị tài sản. 

        Việc ghi nhận các khoản giảm giá trị tài sản được tuân thủ theo IAS 36 – Giảm giá trị tài sản. 

        VAS: Không đề cập vấn đề này

6) Chênh lệch đánh giá lại tài sản thực hiện 

        IAS: Khi phát sinh chênh lệch đánh giá lại tài sản thực hiện, Khoản chênh lệch này được kết chuyển trực tiếp vào lợi chuận chưa phân phối. Chênh lệch đánh giá lại tài sản có thể được thực hiện toàn bộ khi có nghiệp vụ ngừng hoạt động, thanh lý một tài sản hoặc được thực hiện một phần trong quá trình sử dụng tài sản (chênh lệch giữa khấu hao trên giá trị còn lại của tài sản và khấu hao trên nguyên giá ban đầu) 

        VAS: Không đề cập trong các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi tại Việt Nam.

7) Trình bày báo cáo tài chính 

        IAS: Chuẩn mực đưa ra các yêu cầu chi tiết về việc trình bày phương pháp đánh giá lại. 

        VAS: Không đề cập đến việc trình bày báo cáo tài chính đối với phương pháp đánh giá lại.

III/ IAS 17 và VAS 06 – Thuê tài sản

1) Phương pháp kế toán trong báo cáo tài chính của bên thuê – thuê tài chính 

        IAS: Khi tài sản đi thuê bị giảm giá, chuẩn mực yêu cầu cần áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế về tổn thất tài sản. 

        VAS: Không đề cập vấn đề này.

2) Phương pháp kế toán trong báo cáo tài chính của bên thuê – thuê hoạt động 

        IAS: Các khoản ưu đãi dành cho hợp đồng thuê hoạt động mới, hoặc ký lại phải được hạch toán giảm trừ chi phí tiền thuê trong thời gian hợp đồng, bất kể nội dung, hình thức của khoản ưu đãi cũng như thời hạn thanh toán. 

        VAS: Không đề cập vấn đề này.

3) Trình bày báo cáo tài chính đối với bên thuê 

        IAS: Chuẩn mực đưa ra các yêu cầu chi tiết về việc trình bày các khoản mục thuê tài chính và thuê hoạt động. 

        VAS:Tương tự như IFRS, ngoại trừ các mục không yêu cầu trình bày:

  • Giá trị còn lại của từng loại tài sản thuê tại ngày lập báo cáo tài chính;
  • Đối chiếu giữa tổng của các khoản thanh toán tiên thuê tối thiểu tại ngày lập báo cáo tài chính và giá trị còn lại của các khoản đó.

4) Phương pháp kế toán trong báo cáo tài chính của bên cho thuê – thuê tài chính 

        IAS: bên cho thuê phản ánh tài sản cho thuê tài chính trong Bảng cân đối kế toán như khoản phải thu và có giá trị bằng chi phí đầu tư ròng cho tài sản đó; 

        Doanh nghiệp sản xuát hoặc công ty thương mại cho thuê tài sản cần hạch toán lãi/lỗ bán hàng vào cùng kỳ kế toán theo các hạch toán toàn bộ doanh thu. Trong trường hợp áp dụng mức lãi suất tiền vay giả định thấp, doanh nghiệp nên giới hạn lợi tức bán hàng ở mức có thể có nếu hạch toán theo lãi suất thị trường. Khi lợi tức bán hàng được ghi nhận, doanh nghiệp sản xuất hoặc công ty thương mại cho thuê tài sản cũng hạch toán các chi phí 

        VAS: Không có hướng dẫn hạch toán các khoản doanh thu và giá vốn cho doanh nghiệp sản xuất hoặc công ty thương mại cho thuê tài sản tại thời điểm bắt đầu thời hạn thuê tài chính.

(Theo VACPA / Deloitte Vietnam)

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không