Kiến thức Kiến thức quản trị Để trở thành nhà lãnh đạo thành công hơn, hãy thay đổi…...

Để trở thành nhà lãnh đạo thành công hơn, hãy thay đổi… giọng nói

10
Để trở nên đáng tin cậy hơn, khiến bài nói trở nên sống động, làm tăng tính xác thực giữa lời nói và hành động, hãy lưu ý đến việc điều chỉnh giọng nói của mình.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Tại sao một số nhà lãnh đạo thất bại trong việc truyền tải thông điệp đến nhân viên, dù ông ấy có năng lực chuyên môn cao? Bởi vì giỏi thôi chưa đủ. Cần phải biết cách truyền đạt kiến thức của mình đến người nghe một cách hấp dẫn nhất có thể. Một trong số đó là thay đổi âm điệu.

Bạn đang ở trong một hội nghị và rất mong chờ được lắng nghe những chia sẻ của vị diễn giả chính. Đó là một chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đã học hỏi rất nhiều từ những cuốn sách của ông ta. Nhưng hỡi ôi, chỉ sau 5 phút khi vào cuộc nói chuyện, bạn đã bắt đầu mở điện thoại, và sau 10 phút thì bạn thấy mình gà gật. Cuối cùng, bạn bỏ dở buổi nói chuyện để tranh thủ cho vài cuộc gọi công việc.

Tại sao diễn giả đó lại thất bại trong việc thu hút sự chú ý cũng như truyền tải thông điệp đến người nghe, dù ông ấy có năng lực chuyên môn cao?

Bởi vì giỏi thôi chưa đủ. Cần phải biết cách truyền đạt kiến thức của mình đến người nghe một cách hấp dẫn nhất có thể. Một trong số đó là thay đổi âm điệu.

Có một bí mật mà những diễn giả thành công đều sử dụng để truyền đạt cảm xúc của họ và níu giữ sự quan tâm của thính giả: đó là sự đa dạng trong âm sắc. Những nhà diễn thuyết xuất sắc luôn tìm cách vận dụng linh hoạt một số nhân tố thiết yếu trong diễn đạt, để tạo nên sự hồi hộp và bất ngờ.

Nghiên cứu cho thấy, ngôn ngữ hình thể và âm sắc sẽ phản ánh chính xác cảm nhận của ta về những điều mình nói. Để trở nên đáng tin cậy hơn, khiến bài nói trở nên sống động, làm tăng tính xác thực giữa lời nói và hành động, hãy lưu ý đến việc điều chỉnh giọng nói của mình.

Ngữ điệu linh hoạt còn đóng một vai trò then chốt nữa – tác động đến người khác. Bạn có thể chủ động thay đổi cách diễn đạt để nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc mạnh mẽ về một vấn đề nào đó, chiếm lấy cảm tình của người khác, và gửi đến họ một lời thúc giục hành động thật rõ ràng.

Ba yếu tố giúp bạn luôn có những khán giả chú tâm, hào hứng và lĩnh hội được vấn đề, chính là: Âm lượng: to hay nhỏ; cao độ: cao hay thấp và tốc độ: nhanh hay chậm.

Bạn có thể biến đổi linh hoạt và kết hợp ba yếu tố trên để đạt được những sự phối hợp đa âm sắc, tạo nên một một bài nói có bố cục và sắc thái riêng.

1. Bắt đầu với một yếu tố

Xác định xem liệu có yếu tố nào trong 3 yếu tố trên là vấn đề của bạn hay không. Hãy tự ghi âm lời bạn nói và nghe lại. Có một ví dụ là, phụ nữ thường nói ở tông rất cao. Nhưng hãy chú ý đến sự khác biệt trong bài phát biểu của Margaret Thatcher, khi bà ấy hạ thấp giọng.

Hay biết đâu bạn cũng không để ý rằng mình đang nói quá nhanh vì hồi hộp khi thuyết trình trước giám đốc. Trước hết, thay đổi một yếu tố duy nhất bằng cách làm ngược lại với xu hướng thông thường của bạn: hạ thấp tông hoặc giảm tốc độ nói chẳng hạn.

Một khi bạn đã kiểm soát được, thì hãy tiếp tục với những yếu tố khác.

2. Đừng nghĩ quá nó lên

Trước tiên, thử thay đổi âm lượng, cao độ hay tốc độ của bất cứ từ ngữ nào trong câu, không quan trọng là từ nào hay yếu tố nào.

Chú ý xem điều đó đã “đánh thức” khán giả của bạn ra sao. Bạn bối rối không biết vận dụng như thế nào? Thử học hỏi từ Hans Rosling trong bài nói “Global population growth, box by box” tại Tedxtalk. Bạn sẽ thấy Rosling thay đổi giọng điệu gần như sau mỗi ba từ, để tăng sự tập trung và nắm bắt của người nghe.

3. Hãy để thơ ca giúp bạn luyện tập

Tập đọc một bài thơ trẻ con mà bạn thuộc sẽ giúp gạt bay khỏi tâm trí những rối rắm, phức tạp của nội dung diễn thuyết. Khi đó, bạn mới có thể tập trung vào thanh âm của từ ngữ mỗi lần bạn thay đổi giọng điệu.

Đọc to thành tiếng bài thơ 6 lần, nhấn mạnh từng chỗ biến đổi của các yếu tố âm sắc. Cường điệu nó lên. Để ý xem bạn cảm thấy thế nào về mỗi yếu tố mỗi khi bạn nhấn nhá nó. Giờ thì hạ tông xuống và đọc lại bài thơ một lần nữa.

Nếu muốn người khác chú ý đến những gì bạn nói, đừng chỉ quan tâm tới câu cú, mà hãy dành thời gian điều chỉnh các yếu tố về âm sắc nữa.

Thuần thục những điều này, bạn sẽ trở thành một diễn giả đáng ngưỡng mộ.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không