Kiến thức Đãi ngộ “Vấn nạn” tiếng ồn chốn văn phòng và cách giải quyết

“Vấn nạn” tiếng ồn chốn văn phòng và cách giải quyết

13
Theo The Verge, tiếng ồn nơi văn phòng là một trong những “kẻ thù” lớn nhất khiến năng suất công việc giảm sút nghiêm trọng.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Một nghiên cứu của Ask.com về hiệu quả việc đã tiết lộ rằng: Các đồng nghiệp hay làm ồn là tác nhân khiến năng suất công việc sụt giảm hàng đầu tại môi trường văn phòng.

Khoảng 61% nhân viên văn phòng tại Mỹ đã được khảo sát đồng ý rằng các đồng nghiệp thích làm ồn là yếu tố lớn nhất gây phân tâm.

Những đồng nghiệp thích làm ồn trong văn phòng luôn luôn tìm cơ hội phá tan sự yên tĩnh bằng cuộc trò chuyện về một điều gì đó. Phần lớn thời gian là về các chủ đề mà bạn thậm chí không quan tâm. Chính họ cũng rất mất tập trung và điều đó khiến bạn rối ức chế cực độ, thậm chí cố gắng kéo bạn thành “đồng minh”.

Cho dù đó là một thói quen xấu hay hành động tự phát đã ăn sâu, bất cứ khi nào họ mở mồm, sẽ làm bạn ngán ngẩm và cảm thấy vô cùng lãng phí thời gian.

Đó là vấn đề trong cùng một phòng làm việc, oái oăm hơn chính là tiếng ồn đến từ những bộ phận khác. Theo một nghiên cứu khác, nhóm đối tượng “vô tình” làm ồn ở nơi làm việc nhất chính là phụ nữ sau khi kết hôn. Khách quan thì, ngoài công việc họ rất có nhu cầu được trao đổi, chia sẻ thông tin về các vấn đề trong gia đình, chồng con, làm đẹp…

Xu hướng chung trong môi trường công sở hiện nay là đồng nghiệp luôn né tránh tối đa xung đột. Nghe thật văn minh nhưng thường dẫn đến “bằng mặt, không bằng lòng”.

Vậy nên làm gì để đối phó với tiếng ồn chốn văn phòng?

Với tiếng ồn phát ra trong chính phòng làm việc của bạn: Người thi thoảng trò chuyện lớn tiếng thì chịu đựng một chút cũng không sao. Hãy đeo tai nghe và tiếp tục với công việc của bạn mà không nhất thiết phải bật bất cứ bài hát nào. Cho họ thấy bạn đang muốn tập trung làm việc.

Nếu thái độ và hành động của bạn vẫn chưa đủ sức tác động tới đồng nghiệp, hãy bỏ tai nghe ra và nhẹ nhàng nhắc nhở họ. Việc này chưa tới mức phải chửi bới hay nạt nộ, dù sao cũng là đồng nghiệp và phải nhìn… mặt nhau dài dài.

Ra ngoài đi dạo vài phút: Cách tốt nhất để khống chế stress là tạm lánh khỏi khu vực khiến bạn căng thẳng. Hãy ra ngoài đi lại vài phút, hít thở không khí và quan trọng là giữ cho tâm trí được thanh thản, nếu không sẽ rất dễ xảy ra khẩu chiến.

Lắp đặt thiết bị giảm âm: Liên hệ với người phụ trách cơ sở hạ tầng về việc lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong văn phòng như thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ phòng bên cạnh phát sang.

Nếu đã làm tất cả nhưng vẫn không có nổi 2 phút bình yên: Đã đến lúc bạn cần báo cáo lên cấp trên hoặc bộ phận quản trị nhân sự, sẽ không có lãnh đạo hài lòng khi nhân viên của mình “muốn làm việc cũng không xong” và đương nhiên sẽ đưa ra biện pháp xử lý. Chẳng ai thích “chim lợn” trong công ty cả, tuy nhiên lúc cần thì phải lên tiếng

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không