Kiến thức Đãi ngộ Sinh viên mới ra trường đòi hỏi mức lương phi thực tế...

Sinh viên mới ra trường đòi hỏi mức lương phi thực tế vì quá sướng

8
JobStreet.com Việt Nam cho rằng, sinh viên Việt Nam và một số nước lân cận đang kỳ vọng mức lương mới ra trường quá cao so với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Một trong số nguyên nhân là sinh viên được đáp ứng với mức sống quá đầy đủ.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

“Chấp nhận mức lương công ty đề nghị” là yếu tố nằm trong top 3 dẫn đến quyết định tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp theo khảo sát được JobStreet.com thực hiện vào Quý 1/2016 với gần 400 nhà tuyển dụng. Điều này cho thấy kỳ vọng về mức lương khi tốt nghiệp của sinh viên là phi thực tế.

Tại Việt Nam, theo một khảo sát vào năm 2015 trên gần 1,600 sinh viên mới ra trường, mức lương kỳ vọng 3-4 triệu đồng chiếm 16,16%; kỳ vọng mức 4-5 triệu là 35,32% và 21,35% là kỳ vọng ở mức 5-6 triệu đồng/tháng.

Tuy thế, so với một số nước trong khu vực, thì sự phi thực tế về mức lương của sinh viên mới ra trường vẫn chưa ở mức cao. Bởi có đến 68% nhà tuyển dụng tại Malaysia nhận định sinh viên mới tốt nghiệp đang “đòi hỏi mức lương và đãi ngộ phi thực tế” với mức lương trung bình mà nhà tuyển dụng đề nghị dao động từ 500 – 604 USD trong khi mức kỳ vọng của người mới tốt nghiệp lên đến gần 850 USD.

Tại Hong Kong, mức lương khởi điểm theo kết quả khảo sát của Universum ở mức 1.772 USD so với kỳ vọng của sinh viên quốc gia này là từ 2.252 – 2.320 USD.

Tại một quốc gia phát triển khác là Singapore, trong khi mức lương trung bình những sinh viên mới ra trường nhận được chỉ khoảng 1.966 USD, sự kỳ vọng của các sinh viên sắp và đã tốt nghiệp của quốc gia này dao động từ 2.416 – 2.609 USD.

Theo bà Angie SW Phang – Tổng giám đốc JobStreet.com Việt Nam, nguyên nhân của việc đòi hỏi mức lương phi thực tế của sinh viên mới ra trường tại Việt Nam nói riêng và các nước nói chung là do nhóm lao động này thuộc thế hệ Y, hay còn gọi là thế hệ Thiên niên kỷ (Millennials – những người sinh trong giai đoạn 1980-2000).

“Thế hệ này lớn lên từ một môi trường mà đa số các yêu cầu đều được đáp ứng. Đó là chưa tính đến việc sớm tiếp xúc với những dịch vụ trả phí, tiện nghi và giải trí. Những trải nghiệm này ‘thẩm thấu’ dần trong họ và tạo ra một phong cách sống mà tại đó họ cần nhiều điều kiện vật chất cao hơn, do đó kỳ vọng về mức lương cũng tăng tương ứng”, bà Angie SW Phang cho hay.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không