Kiến thức Đãi ngộ Quản trị nhân sự “oái oăm” kiểu Google: Nhân viên lên làm...

Quản trị nhân sự “oái oăm” kiểu Google: Nhân viên lên làm chủ, lãnh đạo thành đầy tớ

71
Trong cuốn “Những quy tắc làm việc” của tác giả Laszlo Bock – Giám đốc nhân sự Google, ông cho biết, một trong những triết lý cốt lõi làm nên sự thành công của tập đoàn công nghệ này đó là việc ban lãnh đạo “chấp nhận làm đầy tớ của nhân viên”.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Từ khi ra đời vào năm 2004, Google đã vươn lên trở thành một trong những tập đoàn quyền lực nhất trên thế giới. Để làm nên sự thành công này, Google đã có những sự đổi mới không ngừng và ứng dụng xuất sắc những triết lý kinh doanh/quản trị tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được.

Trong cuốn “Những quy tắc làm việc” của tác giả Laszlo Bock – Giám đốc nhân sự Google, ông cho biết, một trong những triết lý cốt lõi làm nên sự thành công của tập đoàn công nghệ này đó là việc ban lãnh đạo “chấp nhận làm đầy tớ của nhân viên”.

Tác giả Laszlo Bock nhấn mạnh, các nhà quản lý thay vì giữ thái độ bề trên thì phải tập trung vào việc chia sẻ quyền năng lãnh đạo, dẹp bỏ các rào cản và truyền cảm hứng cho nhân viên để đạt được thành công.

Nói cách khác, họ cần dừng việc là các nhà quản lý.

Lãnh đạo là phải trao quyền, thay vì thâu tóm!

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá hiệu suất của 308 công ty trong suốt 22 năm và đi tới kết luận: hiệu suất chỉ được cải thiện khi những công ty này thực hành chiến lược trao quyền cho nhân viên. Trao quyền có nghĩa là các nhà quản lý không được ủy quyền đưa ra quyết định, mà cần giao phó cho một cá nhân hay một nhóm nào đó.

Phương pháp sẽ giúp các nhân viên tăng tính tự chủ, đem lại cho họ cơ hội học tập và phát triển, cho phép các nhóm tự tổ chức và đưa ra quyết định. Điều này thúc đẩy một nền văn hóa lãnh đạo – lãnh đạo, thay vì nền văn hóa người làm theo – lãnh đạo. Và đây cũng chính là cách làm việc tại Google.

“Kết quả cho thấy những nhân tố này đóng góp vào mức tăng 9% hiệu suất suất làm việc ở mỗi nhân viên” – tác giả Laszlo Bock khẳng định. Điều này đồng nghĩa, chỉ những công ty nào thực sự trao quyền làm chủ cho nhân viên, công ty đó mới tăng được hiệu suất lao động.

Tới đây, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: Google có hơn 60.000 nhân viên, nghĩa là họ sẽ phải trao quyền cho tất cả?

CEO Google: “Quản cả chục ngàn nhân viên, sao tôi nhớ mặt hết được!”

CEO Sundar Pichai của Google từng chia sẻ quan điểm quản trị của mình khi đến thăm Viện công nghệ Kharagpur (Ấn Độ):

“Các bạn biết đấy, khi tôi phải lãnh đạo 1 công ty lớn như Google, quản cả chục ngàn nhân viên, tôi không thể nhớ mặt tất cả mọi người được. Điều tôi cần là chọn ra những leader mà tôi thực sự có thể tin tưởng.

Quan trọng là tạm ứng niềm tin cho các leader đó. Chính họ sẽ giúp đỡ, thúc đẩy, động viên mọi người cùng làm việc. Chính như vậy mà hiệu quả công việc luôn ở mức cao nhất.

Đôi khi người lãnh đạo phải đặt niềm tin tuyệt đối vào những thành viên trong nhóm của mình. Nhiệm vụ 1 người leader là làm sao giúp tất cả các thành viên trong nhóm thành công trong công việc của họ. Dẹp bỏ mọi rào cản để nhân viên của mình có thể hoàn thành công việc, đó là điều 1 leader cần làm. Có như vậy tới anh bảo vệ cũng có thể thành công”.

Nếu như bạn muốn giải quyết công việc trong toàn bộ tổ chức một cách nhanh chóng, thì hãy tạm ứng niềm tin cho các nhân viên, để họ có trách nhiệm lớn hơn với công ty, làm cho tiền thưởng trở nên có ý nghĩa hơn. Đó cũng là lý do tại sao, ban lãnh đạo Google chấp nhận từ bỏ quyền lực và cho phép thành quả được luân chuyển giữa các nhóm.

“Cho để giữ mà không bị mất”

Từ trước tới nay, Google chưa bao giờ giấu giếm triết lý đặc thù nhất của mình, người ta có thể đọc được nó trong mọi tài liệu của Google: “Google không phải là một công ty bình thường. Chúng tôi không có ý định trở thành một công ty bình thường”.

Tức là tập đoàn công nghệ này không bình thường ở nhiều điểm và trên nhiều lĩnh vực, thậm chí là cả quản trị nhân sự.

Bản thân nhân viên Google được hưởng rất nhiều ưu đãi mà khó lòng có thể hình dung được ở các công ty khác. Chẳng hạn, căn tin ở trụ sở của hãng đóng tại Thung lũng Silicon có chất lượng dịch vụ đồ uống như một khách sạn cao cấp, làm vừa lòng cả những khách sành sỏi. Hay như massage và theo học Yoga miễn phí.

Có phòng rèn luyện sức khỏe, phòng tắm hơi, bàn chơi billard và nhiều trò chơi khác. Nhân viên có thể sử dụng những thiết bị ấy trong giờ làm việc vì Google cho phép nhân viên của họ được sử dụng 20% quỹ thời gian làm việc tùy theo ý mình. Theo Google, trong thời gian đó, các nhân viên tự do thoải mái theo đuổi những ý tưởng mới được gọi là “các dự án cho tương lai”. Google bằng những phát kiến có được trong lúc sử dụng khoảng thời gian ấy.

Tới đây, ai cũng sẽ nghĩ ban lãnh đạo Google hào phóng với nhân viên, nhưng trên thực tế không hẳn như vậy. Ẩn sau đó là quan điểm “cho để giữ mà không bị mất”. Nhân viên khi thấy được ưu đãi và quan tâm sẽ gắn bó với công ty và sẽ hăng hái phục vụ tốt hơn hơn.

Rõ ràng, một công ty không bình thường đúng thật cần đến triết lý quản trị không bình thường chút nào!

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không