Kiến thức Đào tạo Làm theo lời khuyên này, bạn có thể lấy lòng đối tác...

Làm theo lời khuyên này, bạn có thể lấy lòng đối tác và khách hàng ngay từ lần đầu gặp gỡ

8
Nở nụ cười chân thành, một cái gật đầu nhẹ hay điều chỉnh âm lượng khi nói đều có thể giúp bạn chiếm được cảm tình khi giao tiếp với đối tác, khách hàng.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Yêu, ghét, thương, thù… Mối quan hệ giữa người với người đôi khi cũng chỉ gói gọn trong hai chữ đơn giản: Lòng tin. Ngày nay chúng ta đã quá quen với những kiểu câu đơn thuần như: “Tin tôi đi!”, “Chắc chắn đấy!” và thậm chí là “Tôi thề!”… Nhưng trong một xã hội ngày càng hỗn loạn, nhiều oái ăm và cám dỗ, thử hỏi còn mấy ai tin vào những lời mời gọi, rao bán lòng tin như thế? Vậy, làm thế nào để tạo dựng được lòng tin ngay trong lần đầu gặp mặt?

1. Hãy nở nụ cười chân thành nhất

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nụ cười chân thành sẽ tác động lên các cơ xung quanh mắt. Từ đó, gia tăng chỉ số tin tưởng của người khác dành cho bạn.

Một nụ cười chân thành phải xuất phát từ chính năng lực cảm xúc bên trong. Mỗi lần tôi muốn xây dựng lòng tin một cách nhanh chóng, đây là phương pháp hữu hiệu nhất. Hãy thể hiện những cảm xúc tích cực nhất thông qua nụ cười tự nhiên nhất của bạn.

Có một việc mà tôi nghĩ rất hiệu quả mà bạn cũng có thể làm được. Đó là kiểm soát cảm xúc của mình.

Ví dụ, tôi tự nhủ với bản thân rằng, mình sắp được gặp nhiều khách hàng thú vị và mình phải kết nối với họ. Chính điều này giúp tôi chú trọng hơn tới việc giao tiếp với mọi người, thay vì chỉ tập trung vào bản thân mình. Từ đó, tôi có thể trải nghiệm những cảm xúc tích cực hơn, nở một nụ cười chân thành và khiến mọi người có niềm tin vào tôi.

2. Bắt chước phong cách giao tiếp của người khác

Bắt chước người khác là cách hữu hiệu nhất để xây dựng lòng tin. Về cơ bản, bắt chước thể hiện sự tương đồng giữa hành động của bạn và người mà bạn muốn xây dựng niềm tin.

Ví dụ, nếu một người nói chuyện chậm rãi và nhẹ nhàng và bạn muốn xây dựng mối quan hệ với người đó, bạn cũng nên trả lời lại một cách chậm rãi và nhẹ nhàng như thế. Nói quá to sẽ khiến họ cực kì khó chịu và cảm thấy bạn thật đáng ghét. Một nguyên tắc đơn giản mà tôi thường sử dụng khi tiếp chuyện là sự cân bằng giữa năng lượng giữa hai người trong một cuộc hội thoại.

Bắt chước không chỉ cần trong những cuộc trò chuyện thông thường. Bạn có thể thiết lập sự giống nhau giữa hai người thông qua tư thế, cử chỉ tay hoặc thình thoảng phát ra những âm thanh mà người đó thường làm…

Bắt chước khiến người khác cảm thấy thoải mái bởi vì bạn đang giao tiếp như chính họ. Nó khiến mọi người cảm thấy họ có mối liện hệ với bạn, cảm giác an toàn khi có bạn bên cạnh và đó là khi niềm tin đã được hình thành.

Một sai lầm khi chúng ta bắt chước người khác đó là khi chúng ta cố gắng quá nhiều để học theo họ. Điều này có thể đi quá xa, phản tác dụng bởi chúng ta không thể phát triển tự nhiên bằng cách bắt chước người khác được và cũng không thể kìm hãm cái tôi cá nhân của chính mình – điều ảnh hưởng rất lớn đến phong cách giao tiếp của mỗi người.

Hãy nhớ rằng, bắt chước hiệu quả nhất là cố gắng một cách vừa đủ để học tập tác phong của người khác và khiến họ cảm thấy dễ chịu khi nói chuyện với bạn.

3. Để mắt đến người ngồi trước bạn

Chú ý không chỉ là bạn giả vờ nhìn vào khuôn mặt của họ, nó có nghĩa là bạn quan sát họ nói và thực sự bị thu hút về mặt tình cảm.

Về mặt tâm lý học, bạn thể hiện sự thấu hiểu những gì người khác nói bằng cách nhìn vào mắt họ, gật đầu nhẹ hoặc nhẹ nhàng đáp ứng bằng những câu chữ ngắn gọn. Bạn thường không muốn nhìn chằm chằm vào người khác. Sử dụng giao tiếp bằng mắt sẽ cho thấy bạn đang thực sự chú ý và quan tâm đến người nói.

Khi mọi người nhận thức được rằng bạn hiểu họ là ai và tầm quan trọng của họ đối với bạn, khi bạn khiến người khác cảm thấy rằng bạn hiểu, đồng cảm với những gì người đó đã trải qua, chắc chắn khi đó họ sẽ dành niềm tin ấy cho chính bạn.

4. Hãy bộc lộ sự yếu đuối, dễ tổn thương

Tôi cho rằng, mọi người thích Batman hơn so với Superman là vì Superman quá phi thực tế, là người gần như không thể bị tổn thương.

Nếu bạn là người cởi mở và trung thực trong những cực nói chuyện, bạn sẽ cho họ thấy sức mạnh, điểm mạnh của bản thân nhưng cũng dễ dàng nhận về sự tổn thương. Biểu lộ sự tổn thương không có nghĩa là bạn chỉ ra tất cả những điểm yếu. Nó có nghĩa là bạn phải thực tế và cho phép mọi người được đồng cảm, chia sẻ cảm xúc cùng bạn.

5. Chứng minh rằng bạn là người nói được làm được

Mọi người thường phải chắc chắn rằng họ đang tin tưởng điều gì. Bạn không thể chỉ mỉm cười và thực hiên tất cả các thủ đoạn nhằm xây dựng mối quan hệ nhưng sau đó lại làm những thứ hoàn toàn khác điều bạn đã nói từ trước.

Nếu bạn có thể chứng minh rằng bạn là người nói là làm khi bắt đầu một mối quan hệ, sau đó, mọi người có thể tin tưởng bạn dựa trên những gì họ đã quan sát. Tất cả những gì bạn cần làm là thể hiện sự nhất quán, thống nhất giữa những gì bạn nói và làm.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không