Kiến thức Tuyển dụng 200.000 cử nhân, thạc sỹ đang thất nghiệp sẽ được gửi đi...

200.000 cử nhân, thạc sỹ đang thất nghiệp sẽ được gửi đi xuất khẩu lao động?

3
Một “cơ hội vàng” cho hơn 200.000 cử nhân, thạc sĩ hiện đang thất nghiệp để đi tìm cơ hội làm việc ở nước ngoài.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Mới đây, ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết rằng Bộ này đang giao Cục quản lý lao động ngoài nước xây dựng đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025” để trình Chính phủ phê duyệt.

“Mong muốn của Bộ trưởng là tìm hướng giải quyết việc làm cho số lao động qua đào tạo đang thất nghiệp. Bộ sẽ nỗ lực đàm phán với các nước để họ tiếp nhận, song thực sự có phải chất lượng cao như các nước kỳ vọng hay không thì cần đánh giá kỹ lưỡng”, thứ trưởng Diệp nói.

Như vậy, nếu theo như lời Thứ trưởng nói, đề án này nếu được thực hiện thì sẽ mở ra “cơ hội vàng” cho hơn 200.000 cử nhân, thạc sĩ hiện đang thất nghiệp để đi tìm cơ hội làm việc ở nước ngoài.

Cụ thể, đề án này viết rõ rằng sẽ hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu lao động trình độ cao ở một số ngành nghề như hộ lý, điều dưỡng sang Nhật, Đức; ngành cơ khí, công nghệ thông tin, điện tử sang Hàn Quốc. Đồng thời, một số thị trường mới như Slovakia, Cộng hòa Czech…cũng dự kiến sẽ được hướng đến.

Lãnh đạo Bộ Lao động cho hay, Cục quản lý lao động ngoài nước sẽ có những đánh giá nhu cầu thị trường, hoàn thiện đề án, thương thảo với đối tác, tìm cách mở dần từng thị trường chứ không thể mở đồng loạt vì còn tùy thuộc nhu cầu phía bạn.

Tương tự như lao động phổ thông, lao động đã qua đào tạo đại học, cao đẳng muốn tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động đều phải được hỗ trợ bồi dưỡng về ngoại ngữ, tay nghề, văn hóa, hoặc đào tạo ngắn hạn để chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với thị trường tiếp nhận.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, một vấn mà Bộ Lao động cần tính tới là làm sao để tránh việc nguồn lao động chất lượng cao thay vi được ưu tiên sử dụng trong nước thì lại ra nước ngoài làm việc. Nên nhớ, đây chính là động lực của tăng trưởng và việc nâng cao năng suất lao động.

Cách đây không lâu, ông Phạm Viết Hương, Phó cục Quản lý lao động ngoài nướccho biết số lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc tăng đều trong 3 năm nay, song các thị trường như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc… ngày càng khắt khe, yêu cầu cao về chất lượng lao động. Người lao động ngoài sức khỏe, tay nghề, còn phải đáp ứng được các kỹ năng khác như ngoại ngữ, ứng xử.

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, năm 2016 Việt Nam đưa 126.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thị trường Đài Loan có hơn 68.000 người (hơn 50%); Nhật Bản gần 40.000 lao động (khoảng 30%). Năm 2017, Bộ Lao động đặt mục tiêu đưa 105.000 lao động đi với các thị trường trọng điểm là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan

Hiện cả nước đang có 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp (thống kê đến 9/2016), tăng 29.000 so với quý trước đó. Nhóm trình độ đại học trở lên thất nghiệp cao nhất, hơn 202.000 người. Tiếp đến là cao đẳng với 122.000 người và trung cấp chuyên nghiệp với 73.800 người.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không