Kiến thức Đãi ngộ Đằng sau vẻ hào nhoáng thu nhập cao của lương ngân hàng

Đằng sau vẻ hào nhoáng thu nhập cao của lương ngân hàng

5
Thu nhập bình quân có thể lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhưng trên thực tế, nhiều nhân viên ngân hàng chỉ “bỏ túi” tiền thật bằng 1/2, 1/3 mức đó.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Mỗi năm, các ngân hàng đều trích một khoản tiền trong chi phí hoạt động để chi trả lương, thưởng và trợ cấp cho nhân viên của mình. Khoản quỹ lương nhân viên này tại mỗi ngân hàng không cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như số lượng nhân viên, năng suất và lợi nhuận trong năm của ngân hàng đó.

Tính tới thời điểm này, BIDV là ngân hàng chi mạnh nhất trả lương, trợ cấp và phụ cấp cho nhân viên ngân hàng.

Năm 2016, nhà băng này đã chi tới 6.773 tỷ đồng để trả lương cho 22.957 nhân viên. Như vậy, thu nhập bình quân mỗi nhân viên ngân hàng BIDV trong năm 2016 là hơn 270 triệu đồng, tăng 20% so với năm trước.

Tuy nhiên, ngân hàng có mức thu nhập bình quân nhân viên cao nhất là Vietcombank. Với quỹ lương 4.965 tỷ đồng trả cho 15.615 nhân viên, bình quân mỗi nhân viên Vietcombank trong năm qua có mức thu nhập lên tới 318 triệu đồng, tương đương 26,5 triệu đồng/tháng, tăng gần 5 triệu so với năm 2015.

Tổng cộng 10 ngân hàng ông bố báo cáo tài chính đã chi hơn 27.770 tỷ đồng để chi trả lương cho nhân viên của mình.

Bên cạnh BIDV là ngân hàng có quỹ lương lớn nhất thì NCB là ngân hàng có quỹ lương nhỏ nhất chỉ hơn 352 tỷ đồng.

Dù mức thu nhập bình quân hàng năm lên tới cả trăm triệu đồng nhưng trên thực tế, rất ít nhân viên ngân hàng có mức thu nhập cao như mức tạm tính.

Nhiều lao động ngân hàng cho biết mức thu nhập thực lĩnh hàng tháng của họ chỉ bằng 1/2, 1/3 mức thu nhập bình quân tạm tính. Những vị trí cấp cao mới có thu nhập cao.

Anh Tuấn Thành, nhân viên quan hệ khách hàng của chi nhánh ABBank, cho biết hàng tháng anh được nhận một khoản lương cứng cùng lương hiệu quả công việc. Mức lương cứng anh nhận là 7 triệu đồng, còn lại thu nhập sẽ phụ thuộc thêm vào hiệu quả công việc trong tháng.

“Trung bình thu nhập cả tháng tôi nhận được khoảng 10-11 triệu đồng, tháng cao nhất cũng 12 triệu đồng là nhiều”, anh Thành cho biết.

Còn theo chị Thu Huyền, nhân viên giao dịch một chi nhánh Techcombank (Hà Nội), mức lương cứng hàng tháng chị nhận được là 6 triệu đồng, trung bình mỗi tháng thu nhập của chị 10-12 triệu đồng.

Chị cũng chia sẻ thêm với những nhân viên lâu năm, cấp cao hơn trong chi nhánh sẽ được hưởng mức lương cứng là 9 triệu đồng. Cộng cả thu nhập hiệu quả công việc trong tháng thì thu nhập có thể đạt 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, số lượng nhân viên trong chi nhánh chị có mức thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng rất ít. Các lãnh đạo chi nhánh mức thu nhập có thể cao hơn nhưng vẫn phụ thuộc vào hiệu quả của chi nhánh.

Anh Ngọc Duy, cán bộ quản lý nợ tại hội sở một ngân hàng cỡ lớn, cho biết mức thu nhập hàng tháng của anh không cố định. Nếu tháng nào công việc thuận lợi mức thu nhập của anh có thể trên 20 triệu đồng.

Anh cho biết thêm các ngân hàng hiện nay đều không trả thẳng lương cho nhân viên mà chỉ chi một mức cố định vừa đủ, còn lại sẽ căn cứ vào hiệu quả công việc và mức độ hoàn thành KPI được giao để đánh giá thêm.

Cũng là nhân viên ngân hàng, tuy nhiên các nhân viên tín dụng lại có mức thu nhập thấp hơn và áp lực công việc lớn hơn nhiều so với các vị trí khác. Nhân viên tín dụng hàng tháng sẽ được áp chỉ tiêu tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay để có mức dư nợ tín dụng nhất định.

“Tháng nào làm tốt, tìm được nhiều khách hàng có nhu cầu vay, chất lượng tốt thì thu nhập cũng chỉ đạt 12-13 triệu đồng. Còn nếu không vượt KPI được giao trong tháng, tổng thu nhập cũng khó vượt 11 triệu đồng/tháng”, chị Thu, nhân viên tín dụng VPBank, cho biết.

Chia sẻ cách đây không lâu, ông Phạm Mạnh Thắng – Phó tổng giám đốc Vietcombank, cho biết việc lấy tổng quỹ lương chia cho số lượng nhân viên để ra mức thu nhập bình quân là để tham khảo và không phản ánh chính xác mức thu nhập của nhân viên.

Hiện nay ngân hàng này không áp dụng mức lương cụ thể cho nhân viên của mình mà đặt chỉ tiêu KPI với từng cá nhân. Sau mỗi tháng, mỗi quý và mỗi năm, ngân hàng sẽ dựa vào hiệu quả công việc cũng như phần trăm hoàn thành KPI đó để đưa ra mức lương, thưởng phù hợp.

Chi nhánh nào hoàn thành tốt công việc, chỉ tiêu được giao sẽ có mức thưởng thu nhập cao hơn so với các chi nhánh không hoàn thành chỉ tiêu.

“Với những nhân viên hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao chắc chắn sẽ nhận được mức lương, thưởng cao, xứng đáng với năng lực của mình. Còn các nhân, chi nhánh không hoàn thành tốt công việc thì rõ ràng sẽ có mức lương thưởng thấp hơn”, ông Thắng cho biết.

Theo zing

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không