Một nhân viên tốt chỉ chăm chỉ và tài năng thôi chưa đủ, để thành công, bạn phải có những bí quyết riêng để “ghi điểm” với sếp.
Các lãnh đạo thường có xu hướng cất nhắc những người họ hiểu biết và quý mến. Bạn cần tỏ ra mình là một người đáng tin cậy không chỉ về mặt nghề nghiệp mà còn cả trong cuộc sống. Vậy đâu là những nguyên tắc cơ bản nhất một nhân viên cần nắm khi muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp với cấp trên?
Dưới đây là sáu điều bạn nên nhớ:
Đừng coi trọng quá khứ. Bạn sẽ mất nhiều hơn là được khi chỉ trích những gì lãnh đạo làm trước khi bạn đến công ty. Bạn phải hiểu những gì họ đã làm nhưng tập trung vào đánh giá hành động và kết quả hiện tại.
Đừng né tránh. Nếu sếp của bạn không ủng hộ bạn hay mối quan hệ của hai người không tốt thì bạn nên điều chỉnh bản thân cho phù hợp với sếp. Nếu không, mối quan hệ của bạn với sếp sẽrạn nứt và đỗ vỡ.
Đừng làm sếp ngạc nhiên. Sếp của bạn sẽ không vui vẻ gì khi nghe một tin xấu. Bạn có thể bị sếp mắng nhưng sẽ kinh khủng hơn rất nhiều nếu bạn không nhanh chóng thông báo vấn đề đang nổi cộm cho sếp biết.
Đừng mang đến cho sếp toàn rắc rối. Bạn đừng trở thành một người chuyên mang đến rắc rối trong mắt sếp. Hãy dành thời gian giải quyết chúng và chỉ nhờ giúp đỡ khi cần thiết.
Đừng bỏ qua bảng liệt kê. Ngay cả quản lý cao cấp cũng coi những buổi meeting là cơ hội tốt để báo cáo những gì họ đang làm. Tất nhiên là phải lựa khoảng thời gian phù hợp nhưng thường thì đó là những thứ hiếm khi sếp muốn nghe.
Đừng cố gắng thay đổi sếp. Luôn nghĩ rằng bạn không thể thay đổi sếp mà bản thân phải cố gắng thích ứng với phong cách và khí chất của ông (bà) ta.
Ngoài những điều không nên làm thì cũng có những điều nên làm. Nếu bạn làm theo chúng thì mối quan hệvới sếp sẽ trởnên dễ dàng hơn.
Hãy đảm nhận 100% trách nhiệm làm cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp. Đừng mong sếp sẽ quan tâm, ủng hộ và dành thời gian cho bạn. Hãy coi việc tạo mối quan hệ tốt đẹp với sếp là trách nhiệm của riêng bạn.
Xác định những nguy cơ tiềm ẩn trong mối quan hệ với sếp nhanh chóng và thường xuyên. Hãy bắt đầu kiểm soát các nguy cơ có thể xảy ra ngay lập tức. Cách tốt nhất là bạn nói chuyện cởi mở với sếp về những tin xấu có thể xảy ra ngay từ những ngày đầu tiên để hạn chế những nguy cơ làm rạn nứt mối quan hệ với sếp.
Thương lượng thêm thời gian để xác định và lên kế hoạch hành động. Đừng để bản thân bị dồn vào tình thế phải đưa ra các quyết định gấp gáp. Cố gắng dành thời gian tìm hiểu công ty và lên kế hoạch cụ thể cho mọi hành động.
Đặt mục tiêu thành công ở những lĩnh vực quan trọng đối với cấp trên. Tìm hiểu xem sếp quan tâm đến vấn đề gì nhất. Khi bạn đã biết sếp quan tâm tới vấn đề gì thì hãy cố gắng đạt được thành công trong lĩnh vực đó. Định hình được quan điểm của sếp về những thành quả cần đạt tới cũng là một phần công việc của bạn.
Cố gắng ghi điểm với những người sếp tôn trọng. Cách nhìn của sếp về bạn một phần dựa vào việc tiếp xúc trực tiếp và một phần dựa vào những gì ông (bà) ta nghe được từ những đồng nghiệp thân tín. Sếp cũng có mối quan hệ với người dưới quyền bạn nên hãy cẩn thận vì sếp có thể nghe thấy những thông tin không tốt về bạn.
Theo Trí Thức Trẻ