Kiến thức Tuyển dụng Sau tết muốn không ‘hụt chân’ khi nhảy việc, hãy ghi nhớ...

Sau tết muốn không ‘hụt chân’ khi nhảy việc, hãy ghi nhớ 4 bước sau

6
Tác giả Jenny Blake – cựu nhân viên Google – đã sử dụng hình ảnh những vận động viên bóng rổ để mô tả một kế hoạch “nhảy việc” hoàn hảo cho những ai đang chán ngấy công việc hiện tại.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Đối với mỗi người, ý nghĩ về việc nghỉ việc có thể là khá đáng sợ, vì điều đó đồng nghĩa với việc sẽ phải rơi vào cảnh thất nghiệp.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo một cách khác, việc nghỉ việc, để qua đó tìm lấy một công việc mới, đôi khi lại là một điều cần thiết. Cần nhớ rằng, chưa kể là sinh kế của bản thân, công việc còn là niềm vui, là thứ mà mỗi người đam mê để tồn tại.

Vì thế, nếu bạn đã chán ghét công việc hiện tại, còn chờ gì nữa mà chưa nhảy việc đi ? Jenny Blake, một chuyên gia trong linh vực định hướng nghề nghiệp, có lẽ hơn ai hết là người hiểu rõ nhất điều này.

Jenny Blake – cựu nhân viên Google – là một người nhảy việc khá nhiều lần. Ở những điểm đầu sự nghiệp, Blake đã bắt đầu với tư cách là một thành viên của nhóm đào tạo mảng AdWords tại Google. Sau đó, cô tham gia vào chương trình mang tên Career Guru cũng của Google.

Làm được một thời gian, cô nghỉ Google và xoay sự nghiệp của mình sang một hướng khi xuất bản cuốn sách đầu tiên mang tên “Life After College”. Từ đó, cô đã chuyển sự nghiệp của mình hoàn toàn sang kinh doanh, với nền tảng là những thứ cô viết trên blog và trong những cuốn sách của mình.

Gần đây nhất, cô đã cho ra đời cuốn sách nhận được rất nhiều sự quan tâm là “Pivot” (Tạm dịch: Xoay chuyển). Trong cuốn sách này, Blake đã hướng dẫn độc giả làm sao để có thể “pivoting” – nghỉ việc một cách ý nghĩa và qua đó tạo ra sự xoay chuyển tích cực cho sự nghiệp của mình.

Dưới đây chúng ta hãy cùng xem kế hoạch nhảy việc gồm 4 bước, với hình ảnh minh họa là các vận động viên bóng rổ, được Blake viết trong Pivot.

Bước 1: Tìm “chân trụ” – điểm mạnh của mình (Plant)

Để mô tả bước này, Blake đã nhắc đến sự tương tự giữa một người “nhảy việc” và một vận động viên bóng rổ:

“Khi một cầu thủ bóng rổ “đi bóng” (Thuật ngữ tiếng Anh: dribbling – đập bóng liên tục xuống đất và di chuyển) trên sân đấu, chân trụ chính là thứ làm họ trở nên vững chãi”.

Điều tương tự xảy ra với sự nghiệp, khi chân trụ của bạn chính là những điểm mạnh, là những giá trị nội tại, là những phạm vi mà bạn có sở trường, là những nhân vật trong mạng lưới quan hệ, là những gì bạn đã trải nghiệm, và là tầm nhìn của bạn trong tương lai.

Ý tưởng ở trong cuốn sách chính là khi đã có ý định chuyển việc thì trước hết bạn phải tìm xem “chân trụ” của mình – thế mạnh của bạn là gì trước đã ? Có như vậy thì việc nhảy việc mới có ý nghĩa

Một cách đơn giản để tìm được “chân trụ” đó, như Blake đã viết trong cuốn Pivot, rằng chỉ đơn giản là bạn hãy liên tục hỏi bản thân: “Mình giỏi nhất điều gì ? Những lúc nào là lúc bạn cảm thấy ‘”trong khu vực an toàn” của mình nhất ? Những tài năng bẩm sinh nào của mình mà đã được tôi luyện thành điểm mạnh của bạn theo thời gian ?”

Bước 2: Tìm kiếm kỹ lưỡng cơ hội (Scan)

Hãy tiếp tục nhìn vào các vận động viên bóng rổ: trong khi thi đấu, khi có bóng và cần chuyền đi, họ sẽ quan sát, ngắm nhìn kỹ lưỡng để tìm được đồng đội phù hợp nhất đón đường chuyền của mình.

Điều tương tự xảy ra đối với việc thay đổi nghề nghiệp. Khi đã tìm được điểm mạnh của mình, bạn sẽ cần tìm kiếm thêm những cơ hội. Và nhớ, lần này bạn phải xem xét thật kỹ lưỡng (scan) để đảm bảo lần nhảy việc này không là vô nghĩa.

Để làm được này, bạn cần sử dụng những nhân vật trong mạng lưới quan hệ của mình. Khi đã thực sự chán công việc cũ và muốn tìm đến cái mới, bạn hãy tìm đến những con người mới mà họ có thể giúp bạn học hỏi trau dồi thêm kiến thức, có thể cộng tác với bạn trong những dự án triển vọng, hoặc đơn giản là một ông sếp mới sẽ trao cho bạn một cơ hội làm việc mới.

Bước 3: Thử nghiệm (Pilot)

Nhìn thấy cơ hội rồi nhưng thử nghiệm nó mới là quan trọng. Điều này tương tự như việc các vận động viên bóng rổ bắt đầu đường chuyền bóng của mình trên khắp sân đấu vậy.

Thử nghiệm trước sự nghiệp mới mà bạn định theo đuổi là việc hãy sử dụng từ 10 -20% thời gian để thực hiện những công việc liên quan đến sự nghiệp mới. Qua đó, bạn sẽ trả lời được 3 câu hỏi sau: “Tôi có thực sự thích công việc mới không ? Liệu tôi có thể trở thành chuyên gia trong linh vực này không và lĩnh vực đang tham gia liệu có thể phát triển trong tương lai không ?”

3 bước trên tạo thành một quá trình tiên quyết lặp đi lặp lại: tìm ra điểm mạnh của mình, tìm kiếm cơ hội và rồi thử nghiệm xem mình có thích hợp không. Quá trình này cần được thực hiện liên tục cho đến khi sự nghiệp mới được lựa chọn thì thôi.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây chỉ là thử nghiệm, vì thế quá trình này không nên kéo dài quá lâu cũng như tiêu tốn quá nhiều năng lượng và thời gian. Cũng như các vận động viên bóng rổ, chuyền bóng mãi rồi cũng cần phải cho bóng vào lưới đối phương mà thôi.

Và đây là một số cách thử nghiệm sự nghiệp mới mà Blake đã giới thiệu trong cuốn sách của cô: Hãy thử đóng vai là những người quản lý công ty trong lĩnh vực mới, thử đưa ra những giải pháp sơ bộ cho khách hàng trong lĩnh vực mới, hoặc thật hơn thì hãy tham gia hẳn những dự án trong lĩnh vực mới dưới dạng là công việc thêm (side projects).

Bước 4: Thổ lộ (Launch)

Sau khi đã thử nghiệm tất cả các đường hướng mới, có lẽ sẽ phải đến lúc mà bạn phải thổ lộ cho sếp của mình rằng: “Sếp, em muốn nghỉ việc!!!”. Hãy nhớ rằng điều này được nói ra chỉ khi bạn đã đảm bảo rằng bạn đã chọn được đường hướng sự nghiệp mới.

Có rất nhiều cách để biết rằng đâu là thời điểm thích hợp để bạn nên chính thức bỏ vệc: Có thể là khi bạn đã có kiếm đủ số tiền, khi bạn hoàn thành xong xuôi một sự án lớn, hoặc khi bạn đã thu được một số lượng đủ lớn các mối quan hệ khách hàng.

Điều quan trọng nhất, theo Blake, chính là: “Bằng 3 bước ở trên: tìm điểm mạnh của mình, tìm kiếm cơ hội mới rồi thử nghiệm; được quay vòng liên tục, bạn đã thực sự giảm thiểu rủi ro của việc nghỉ việc đến mức thấp nhất. Khi đó, kể cả trong lòng có sự không chắc chắn, niềm tin vào sự nghiệp mới vấn sẽ rất lớn”.

Cuốn Pivot cũng viết thêm lời của Blake: “Đa phần những người nhảy việc mà tôi biết đều không cảm thấy hối hận vì quyết định của họ. Cho dù có thể những thứ mới không tiến triển chính xác như những gì họ kế hoạch, nhưng với việc đã chuẩn bị sẵn sàng, cá là bạn sẽ ân hận nếu quyết định ở lại ít hơn là việc vẫn quyết định nghỉ và gắng theo sự nghiệp mới đến cùng”.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không