Kiến thức Con người Đôi khi bạn cũng cần tỏ ra bướng bỉnh

Đôi khi bạn cũng cần tỏ ra bướng bỉnh

7
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamTrong cuộc sống, một người luôn bướng bỉnh ở mọi nơi, mọi lúc sẽ gây phản cảm và không được lòng mọi người. Song các bạn có tin không: Nếu muốn khẳng định mình, muốn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống, đôi khi bạn cũng cần phải biết tỏ ra “bướng bỉnh”.

Không nên chấp nhận một nghề, một ngành học do cha mẹ áp đặt mà bản thân không thích

Có thể bạn sẽ bị cha mẹ qui kết là hỗn, là cãi lại ý cha mẹ, là cứng đầu v.v… thậm chí sẽ bị giận, bị cha mẹ dùng quyền lực để “phong tỏa” bạn nhiều thứ. Đừng nhụt chí, nhắm mắt nghe theo cha mẹ để rồi bạn học không xong, làm không nổi chỉ vì không thích, không phù hợp. Như vậy là bạn vô trách nhiệm với chính cuộc đời của bạn.

Đừng để các đồng nghiệp hoặc ai đó biến mình thành kẻ “loong toong” ở cơ quan

Bạn là nhân viên trẻ, bạn có thể đến công ty sớm hơn mọi người, có thể quét dọn phòng làm việc, rửa ấm chén và pha nước uống cho cả phòng. Bạn có thể làm hộ người này người khác những việc mà họ nhờ.

Song đó là sự tự giác, là ý thích của bạn và là bạn thấy mình cần phải cư xử như thế mới đúng. Một khi nhận ra mọi người đang lợi dụng lòng tốt của mình, đang muốn biến mình thành kẻ sai vặt và thiếu tôn trọng mình thì bạn hãy thẳng thừng từ chối. Có thể ban đầu mọi người sẽ cho là bạn “bướng” nhưng rồi sau họ sẽ không dám xem thường bạn.

Không để xảy ra chuyên “Lý Thông cướp công Thạch Sanh”

Việc này thường là mối quan hệ giữa bạn và sếp, thậm chí là giữa bạn và các đồng nghiệp khác.

Ngày nay khá phổ biến chuyện sếp biến sáng kiến, sáng tạo, thành quả nghiên cứu, lao động của nhân viên thành của mình mà nhân viên phải “ngậm đắng nuốt cay”. Hoặc đồng nghiệp biến ý tưởng, phát minh của bạn thành của họ ngay trước mắt bạn mà bạn chẳng biết xử sự ra sao. Chỉ cần bạn dũng cảm lên, biết “xù lông” đúng lúc, đúng chỗ và có phương pháp thì chẳng ai dám “đùa” với bạn như thế.

Đòi hỏi được đãi ngộ thỏa đáng tại sao không?

Nếu làm ăn chẳng ra gì mà suốt ngày đòi tăng lương, được sắp xếp vào vị trí nọ, vị trí kia thì bạn sẽ là mục tiêu chê trách đàm tiếu ở công ty, cơ quan và khiến sếp rất khó chịu. Nhưng một khi bạn làm việc xuất sắc, hiệu quả công việc cao mà không được đãi ngộ xứng đáng thì bạn đừng im lặng, chịu thiệt thòi và ấm ức trong lòng.

Một cách đề đạt thuyết phục, hợp lý, có đủ căn cứ cho một mức lương xứng đáng với mình sẽ khiến sếp nể trọng bạn hơn, quan tâm đến bạn hơn nếu không muốn mất bạn bởi một nơi khác trả lương cho bạn xứng đáng. Nhưng bạn cần nhớ: một người đánh giá đúng mình và có thái độ đúng mực mới được nể trọng. Còn một khi bạn lại quá hợm mình, kiêu căng, thiếu khiêm tốn thì lại mất điểm trong mắt sếp và đồng nghiệp lắm đấy. Bướng như thế là “bướng dại” mất rồi.

Theo Phụ nữ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không